Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây dẻ đỏ Lithocarpus Ducampii (H. ETA. CAMUS)A. CAMUS tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 115)

Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên ở xã Văn Lăng - huyện Đồng Hỷ

Giai đoạn tuổi IC IIA IIB

Độ tàn che 0,25 0,40 0,50

Cây bụi

Loài cây chủ yếu

Đơn nem, đơn núi, Bọ mẩy, Ba chạc, Bọt ếch, Mua, Lấu, Cọc dào, ớt sừng, Vú bò,... Đom đóm, Ba chạc, Ké, Cọc dào, Mua, Nứa tép, Sòi tía, Vú bò,... Áng nước, Ba chạc, Bồ cu vẽ, Cọc rào, Găng, Lấu, Mãi táp, Trọng đũa, ...

N/ha (cây, bụi) 5120 4160 3920

H (m) 1,02 1,15 1,07

Độ che phủ (%) 45,5 39,0 32,0

Thảm tươi Loài phổ biến

Sa nhân, Lòng thuyền, Hương bài, Guột, Dương xỉ, Cúc lông, Cỏ lào, Cỏ 3 cạnh, Cỏ lá tre,... Bòng bong, Cỏ 3 cạnh, Cỏ lá tre, Cỏ lào, Cỏ rác lông, Cúc lông, Dương xỉ,... Bòng bong, Cỏ 3 cạnh, Cỏ lá tre, Cỏ lào, Cỏ rác, Cúc lông, Dương xỉ, Khuyết lá dừa, Riềng dại, Sa nhân,...

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

H (m) 0,90 0,67 0,71

Độ che phủ (%) 70 55,5 48

Theo kết quả điều tra thì ở đây chủ yếu xuất hiện những loài cây bụi như Đơn, Áng nước, Ớt sừng, Trọng đũa, Cọc rào, Lấu,... với chiều cao trung bình biến động từ 1,02 m đến 1,15 m và độ che phủ biến động từ 32,0% đến 45,5%. Mật độ cây bụi biến động từ 3920 cây/ha đến 5120 cây/ha

Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài Dương xỉ, Lòng thuyền, Cỏ 3 cạnh, Hương bài, Riềng dại, Sa nhân,... có chiều cao trung bình từ 0,62m đến 0,84m.

Khi độ che phủ của rừng tăng thì mật độ cây bụi, thảm tươi giảm đi rõ rệt, mật độ cây tái sinh và cây tái sinh có triển vọng đều tăng. Cũng có thể nhận thấy rằng, mật độ và tỷ lệ cây tái sinh nói chung và cây Dẻ đỏ nói riêng tăng lên tỷ lệ thuận với độ giảm số loài và độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi. Do đó, biện pháp kỹ thuật ở đây là trong thời gian đầu cần loại bỏ bớt những cây bụi, thảm tươi làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con, tạo không gian dinh dưỡng và ánh sáng hợp lý cho cây con sinh trưởng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.4.2. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ở Hóa Thượng

Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh tự nhiên ở Hoá Thƣợng

Trạng thái IC IIA IIB

Độ tàn che 0,25 0,38 0,47 Cây bụi Loài cây chủ yếu Đơn, Ba chạc, Cọc rào, Bồ cu vẽ, Lá nến, Mãi táp, Mua, Ngót dại, Vú bò,... Vú bò, Trọng đũa, Sặt, Nứa tép, Mẫu đơn, Cọc rào, Bọt ếch, Bọ mẩy, Bồ cu vẽ, Ba chạc,.. Đơn, Ba chạc, Bồ cu vẽ, Lá nến, Mánh, Mãi táp, Nứa, Chít, Mua, Sặt, Trọng đũa, Vú bò,...

N/ha (cây, bụi) 3920 3120 4080

H (m) 0,98 1,05 1,12

Độ che phủ (%) 38,5 28,5 32

Trạng thái IC IIA IIB

Độ tàn che 0,25 0,38 0,47

Thảm

tươi Loài phổ biến

Cỏ 3 cạnh, Cỏ lá tre, Cỏ lào, Dương xỉ, Guột, Hương bài, Lòng thuyền, Quyển bá, Riềng dại, Sa nhân,... Cỏ 3 cạnh, Cỏ re, Cỏ lá tre, Cỏ lào, Dương xỉ, Choại, Dứa dại, Guột, Hương bài, Riềng dại, Sa nhân,... Bòng bong, Cỏ 3 cạnh, Ráy, Choại, Dương xỉ, Dứa dại, Lá dong, Riềng gió, Sa nhân,....

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

H (m) 0,78 0,65 0,7

Độ che phủ (%) 65 46 38

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy tầng cây bụi ở đây khá phát triển, gồm các loài Đơn, Ba chạc, Cọc rào, Bồ cu vẽ, Lá nến, Trọng đũa,... mật độ biến động từ 3120 cây/ha đến 4080 cây/ha và chiều cao biến động từ 0,98 - 1,12m nên những cây tái sinh có chiều cao trên 1m được gọi là cây triển vọng. Độ che phủ của cây bụi biến động từ 28,5 đến 38,5 và có xu hướng giảm khi độ tàn che của rừng tăng. Tham gia vào tầng cây bụi ở đây chủ yếu là loài cây ưa sáng, chịu chua, chịu hạn như Mua, Đom đóm, Đơn, Bọ mẩy,...

Nhìn chung ở các giai đoạn tuổi tầng thảm tươi đều xuất hiện các loài như Bòng bong, Cỏ lá tre, Cỏ lào, Dương xỉ, Guột, Sa nhân,... Độ che phủ của tầng này biến động từ 38% đến 65%. Chiều cao trung bình của tầng thảm tươi biến động từ 0,65 đến 0,78m. Vì vậy những loài cây tái sinh có chiều cao dưới 0,5m thì coi như chúng bị ức chế hoàn toàn bởi cây bụi, thảm tươi.

Như vậy, chứng tỏ rằng tầng cây bụi, thảm tươi đã ảnh hưởng rõ rệt đến lớp cây tái sinh. Khi độ tàn che của rừng tăng thì độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi giảm, mật độ tái sinh rừng tăng lên, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng cũng tăng lên. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh nói chung và cây Dẻ đỏ nói riêng tăng lên tỷ lệ thuận với độ giảm số loài và độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi. Để quá trình tái sinh tự nhiên đạt hiệu quả cao thì cần thiết phải có các biện pháp điều chỉnh độ tàn che của rừng, phát cây bụi, thảm tươi, dây leo để cây tái sinh sinh trưởng vượt khỏi tầng cây bụi, thảm tươi tham gia vào tầng rừng chính.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3. Đề xuất các biện pháp tái sinh tự nhiên loài cây Dẻ đỏ

Hệ thống kỹ thuật tác động vào rừng nhằm thoả mãn các mục tiêu của con người trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích của con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tái sinh tự nhiên loài cây Dẻ đỏ ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên đưa ra phải dựa trên các điều kiện có tại nơi đây, giải pháp kỹ thuật góp phần nâng cao nguồn thu nhập từ rừng phục hồi; được sự chấp nhận của người dân và các giải pháp kỹ thuật đề xuất đảm bảo nguyên tắc nâng cao tác dụng phòng hộ, môi trường sinh thái của thảm thực vật tái sinh nói chung và tái sinh loài cây Dẻ đỏ nói riêng.

Việc đốt rừng làm rẫy đã làm cho đất đai bị thoái hoá nghiêm trọng, khả năng tái sinh của các loài sau nương rẫy rất chậm. Tính đa dạng sinh học bị phá vỡ, làm số loài bị giảm, những loài quý hiếm không còn, thay thế vào đó là những loài kém giá trị. Các trạng thái rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có loài cây Dẻ đỏ mới chỉ đáp ứng được yêu cầu về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần trồng bổ sung những loài cây mục đích để nâng cao giá trị rừng phục hồi. Đồng thời cần tiến hành các biện pháp lâm sinh như chặt tỉa, trồng dặm để điều chỉnh lại phân bố trên mặt đất của các loài cây sao cho đồng đều để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng. Thực tế điều tra thấy rằng diện tích rừng khu vực nghiên cứu vừa có chức năng phòng hộ vừa là rừng sản xuất, do đó từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các giai đoạn phục hồi rừng như sau:

- Đối với trạng thái rừng Ic căn cứ vào chức năng của rừng nếu là rừng phòng hộ thì áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp luỗng phát dây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây các cây gỗ và cây Dẻ đỏ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng.

Nếu là rừng sản xuất thì có thể áp dụng các giải pháp sau: Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao đặc biệt là loài cây Dẻ đỏ, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh. Ngoài ra cần ngăn cản sự phá hoại của con người, gia súc và phòng ngừa cháy rừng nhằm bảo vệ thảm thực vật tái sinh tự nhiên.

- Trạng thái rừng IIa: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Rừng có chức năng phòng hộ thì áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng. Nếu là rừng sản xuất thì cần tỉa thưa cây gỗ tầng trên để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích.

- Trạng thái IIb: Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác trung gian những loài cây đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Dẻ đỏ, Bồ đề, Thôi ba, Chẹo tía ...) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Song quá trình khai thác phải bảo đảm đúng quy trình, khai thác bảo đảm tái sinh rừng và vệ sinh rừng. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị như Dẻ đỏ, Kháo….

Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái tạo vốn rừng, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi,... Trong giải pháp này thảm thực vật tự phục hồi theo những quy luật tự nhiên của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Dẻ đỏ phân bố ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Tổ thành loài cây biến động trong khoảng 26-29 loài/OTC trong đó có 7-8 loài ưu thế tham gia vào công thức tổ thành. Những loài chiếm ưu thế trong tổ thành rừng tái sinh tự nhiên là những loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh và ít có giá trị kinh tế như: Bồ đề, hu đay, Ràng ràng mít, Thẩu tấu,... những loài cây này tạo thành tiểu hoàn cảnh rừng của rừng phục hồi.

Mật độ rừng ở các khu vực nghiên cứu có biến không lớn từ 412 - 448 cây/ha. mật độ của các loài cây ưu thế biến động trong khoảng 213 - 280 cây/ha; nhìn chung mật độ cây tầng cao trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy là thấp hơn mật độ cây tầng cao tái sinh sau khai thác kiệt. Mật độ loài Dẻ đỏ cũng biến động trong khoảng 33 - 50 cây/ha.

Cấu trúc tầng thứ có sự phân biệt rõ ràng giữa các tầng vượt tán, tầng rừng chính và tầng dưới tán. Tầng vượt tán vẫn chủ yếu là Bồ đề, Dẻ đỏ chiếm số lượng ít có chiều cao từ 14 - 18m, những cây gỗ ở tầng rừng chính gồm những loài cây như Dẻ đỏ, Xoan nhừ, Trám chim, Kháo, Ràng ràng mít, Máu chó,... có chiều cao từ 9 - 14m, còn những cây ở tầng dưới tán bao gồm Bứa, Ngoã lông, Trường kẹn,... có chiều cao từ 6 - 8m.

Độ tàn che ở các trạng thái rừng này là thấp, chỉ biến động từ 0,4 - 0,5; bởi vì ở đây chủ yếu là rừng non tái sinh đang được phục hồi, tầng cây bụi, thảm tươi phát triển rất mạnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực và theo cấp chiều cao tuân theo phân bố Weibull với một đỉnh lệch trái. Kết quả kiểm tra giả thuyết với phân bố Weibull cho các địa điểm nghiên cứu đều phù hợp và được chấp nhận với mức ý nghĩa bằng 0,05.

1.2. Đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên có Dẻ đỏ phân bố ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Tổ thành loài cây tái sinh biến động trong khoảng 13 - 21 loài/OTC trong đó có 5-9 loài ưu thế tham gia vào công thức tổ thành. Những loài cây tái sinh chiếm ưu thế trong tổ thành rừng tái sinh tự nhiên là những loài cây như: Bồ đề, hu đay, Nanh chuột, Ràng ràng mít, Kháo vàng, Kháo nước, Dẻ đỏ,... những loài cây này tạo tầng cây tái sinh khá đa dạng dưới tán rừng.

Mật độ cây tái sinh có sự biến động mạnh giữa các trạng thái rừng thuộc các OTC nghiên cứu, độ biến động này nằm trong khoảng 3280 - 3840 cây/ha; Mật độ loài cây Dẻ đó tái sinh xuất hiện biến động trong khoảng 240 - 480 cây/ha.

Chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng là khá tốt. Xét chung cho toàn bộ lâm phần thì tỷ lệ cây tái sinh chất lượng tốt biến động trong khoảng 45,65 - 61,9%; cây tái sinh chất lượng trung bình biến động trong khoảng 26,09 - 34,14%; cây tái sinh chất lượng kém biến động trong khoảng 10,42 - 21,75%. Sự biến đổi trong chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng do sự ảnh hưởng của cấu trúc tầng cây bụi, thảm tươi tác động.

Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng: mật độ cây tái sinh có triển vọng trung bình là 1120 cây/ha chiếm 32,02% tổng số cây tái sinh ở trạng thái IC, mật độ cây tái sinh có triển vọng của Dẻ đỏ là 80 cây/ha chiếm 29,17% tổng số cây Dẻ đỏ tái sinh ở trạng thái này. Ở trạng thái rừng IIA, mật độ cây tái sinh có

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển vọng đạt giá trị trung bình là 1440 cây/ha, chiếm 40,91% tổng trung bình số cây tái sinh có trong tầng cây tái sinh và mật độ cây tái sinh triển vọng của Dẻ đỏ trung bình là 240 cây/ha chiếm 60% tổng số cây Dẻ tái sinh ở trạng thái này. Tượng tự, trạng thái IIB có giá trị trung bình về mật độ cây tái sinh triển vọng là 1520 cây/ha chiếm 42,11% trung bình tổng số cây tái sinh, mật độ của Dẻ đỏ tái sinh triển vọng trong trạng thái này là 240 cây/ha chiếm trung bình 55% lượng trung bình tổng cây Dẻ đỏ tái sinh.

Về mức phân bố số cây tái sinh theo chiều cao; có sự phân bố tương đối đồng đều theo các cấp chiều cao của cây tái sinh. Cây tái sinh có cấp chiều cao thấp nhất (dưới 0,5m) được tập trung nhiều ở trạng thái Ic đạt 1360 - 1440 cây/ha, ở trạng thái IIA có 1200-1280 cây/ha và ở trạng thái IIB có 800-880 cây/ha. Cây tái sinh có cấp chiều cao cao nhất (trên 2m) không nhiều và được tập trung ở trạng thái rừng IIB có 640 - 880 cây/ha, ở trạng thái IIA là 560 cây/ha và trạng thái Ic có 320 -480 cây/ha. Loài Dẻ đỏ cũng có quy luật phân bố tương tự như quy luật phân bố cây tái sinh; Tuy nhiên ở trạng thái Ic không xuất hiện cây Dẻ đỏ tái sinh có chiều cao trên 2m

Ảnh hưởng của độ tầng cây bụi, thảm tươi tới khả năng tái sinh của cây tán sinh nói chung và của Dẻ đỏ nói riêng được đánh giá trực quan thông qua chiều cao, mật độ/độ che phe của tầng cây này. Với trạng thái Ic cây bụi có độ cao 0,98 - 1,02m, độ che phủ 38,5 - 45,5% nhìn chung có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây dẻ đỏ Lithocarpus Ducampii (H. ETA. CAMUS)A. CAMUS tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 115)