Phân bố cây tái sinh theo chiều cao ở Hoá Thượng Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây dẻ đỏ Lithocarpus Ducampii (H. ETA. CAMUS)A. CAMUS tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 94)

Kết quả điều tra trong các ô dạng bản được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 3.14. Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở xã Hoá Thƣợng - huyện Đồng Hỷ

Trạng thái

Đối tƣợng N/ha Số cây tái sinh theo cấp chiều cao <0.5 m 0.5-1 m 1-2 m >2 m Ic Dẻ đỏ 320 240 80 80 0 Lâm phần 3680 1360 1040 800 480 IIA Dẻ đỏ 400 80 80 160 80 Lâm phần 3520 1200 800 960 560 IIB Dẻ đỏ 400 80 80 80 160 Lâm phần 3840 880 1280 800 880

Kết quả điều tra tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi tự nhiên cho thấy: Khi trạng thái của rừng phục hồi tăng lên thì mật độ cây tái sinh ở các cấp chiều cao đều tăng lên, tuy nhiên sự biến động này không theo quy luật rõ ràng. Ở tất cả các trạng thái rừng phục hồi thì cây tái sinh đều có mật độ thấp, đặc biệt là trạng thái IIA, mật độ trung bình chỉ đạt 3520 cây/ha. Nhìn chung mật độ cây tái sinh vẫn tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao 0,5 1m và dưới 0,5. Ở cấp chiều cao trên 2m, mật độ tái sinh chỉ đạt từ 480 cây/ha đến 880 cây/ha, cấp chiều cao này có mật độ thấp nhất, đặc biệt là ở trạng thái IC.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cây Dẻ đỏ tái sinh trong Lâm phần của xã Hoá Thượng có mật độ cao hơn so với bên xã Văn Lăng. Tuy nhiên cũng không nhiều, số cây tái sinh Dẻ đỏ vẫn chủ yếu nằm ở cấp chiều cao < 0.5 m và từ 0.5 – 1 m, số cây tái sinh trên 1m vân có tuy nhiên số lượng không cao và giảm dần khi cấp chiều cao trên 2 m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây dẻ đỏ Lithocarpus Ducampii (H. ETA. CAMUS)A. CAMUS tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)