1. Các nhánh vận động
Gồm các nhánh chi phối cho các cơ thuộc nhóm sâu của vùng cổ trước, ngoại trừ cơ bậc thang trước (do nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động); nhánh chi phối cho cơ nâng vai; đặc biệt quan trọng cho ra quai cổ chi phối vận động cho các cơ dưới móng.
2.Quai cổ
Quai cổ được tạo nên bởi hai rễ: trên và dưới. 2.1. Rễ trên
Phát sinh từ nhánh của dây thần kinh gai sống cổ thứ hai (đôi khi kèm thêm một nhánh của dây thần kinh C1), đi vào bao của dây thần kinh hạ thiệt và cho một nhánh nhỏ đi kèm dây thần kinh này đến chi phối cho cơ giáp móng và cằm móng. Phần còn lại của rễ trên tách khỏi dây thần kinh hạ thiệt, chạy xuống dưới, nằm giữa động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong, cuối cùng nối với rễ dưới ở ngang mức gân trung gian của cơ vai móng.
2.2. Rễ dưới
Do nhánh của hai dây thần kinh C2 và C3 tạo nên, chạy ở mặt sâu (đôi khi ở mặt nông) của tĩnh mạch cảnh trong, đến gân trung gian của cơ vai móng nối với rễ trên tạo thành quai cổ. Quai cổ cho ra các nhánh bên để chi phối vận động cho các cơ dưới móng.
3. Các nhánh cảm giác
Gồm có bốn nhánh và đây là các nhánh lớn của đám rối thần kinh cổ. Tất cả các nhánh này từ sâu ra nông ở ngang mức 1/3 giữa của bờ sau cơ ức đòn chũm.
3.1. Dây thần kinh chẩm nhỏ
Do nhánh của dây thần kinh gai sống cổ thứ hai (đôi khi có thêm nhánh nhỏ của dây thần kinh cổ thứ 3) tạo nên, chạy dọc bờ sau cơ ức đòn chũm, lên trên đến da vùng chũm và chẩm.
Hình 9. 24. Đám rối thần kinh cổ
5.ĐTK cơ hàm móng 6. DTK cơ giáp móng 7.DDTK ngang cổ 9. Rễ trên quai cổ 10. Rễ dưới quai cổ 11. Quai cổ 13. DTK tai lớn 15. DTK chẩm nhỏ
20, 21, 22 các nhánh thần kinh trên đòn 23. DTK hoành3.2. Dây thần kinh tai lớn 3.2. Dây thần kinh tai lớn
Do nhánh của thần kinh gai sống cổ thứ hai và thứ ba tạo nên. Từ bờ sau của cơ ức đòn chũm đi kèm tĩnh mạch cảnh ngoài để đến da vùng xung quanh tai và loa tai.
Do nhánh thần kinh gai sống cổ thứ hai và thứ ba tạo nên. Từ bờ sau cơ ức đòn chũm vòng ngang ra trước bắt chéo phía trước tĩnh mạch cảnh ngoài đi đến da mặt trước của cổ
3.4. Các nhánh thần kinh trên đòn
Do các nhánh của thần kinh gai sống cổ thứ ba và thứ tư tạo nên. Từ bờ sau cơ ức đòn chũm chạy xuống dưới rồi chia làm 3 nhánh: trong, giữa và ngoài chi phối cảm giác cho vùng ngực trên, đáy cổ và phần trên của vùng vai.
4. Dây thần kinh hoành
Dây thần kinh hoành là dây thần kinh hỗn hợp, gồm có các phần: vận động, cảm giác và giao cảm.
Dây thần kinh hoành được tạo nên bởi các nhánh thần kinh phát sinh từ các dây thần kinh gai sống C3, C4, C5. Từ bờ ngoài cơ bậc thang trước chạy xuống dưới, vào trong. Nằm giữa cơ bậc thang trước ở phía sau, lá trước cột sống của mạc cổ ở phía trước. Sau đó chạy xuống ngực phía sau tĩnh mạch dưới đòn. Ở ngực thì hai dây thần kinh hoành phải và trái có liên quan khác nhau:
Dây thần kinh hòanh phải chạy xuống dưới vào trong, nằm phía trước ngòai tĩnh mạch chủ trên, trước cuống phổi phải để vào trung thất giữa, nằm giữa màng ngoài tim và màng phổi trung thất, đi đến cơ hòanh và sau đó xuyên qua cơ hoành bằng một lỗ nằm gần lỗ tĩnh mạch chủ dưới hay đi qua lỗ này.
Dây thần kinh hòanh trái chạy giữa tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn trái, sau đó chạy phía trước cung động mạch chủ và dây thần kinh lang thang trái, trước cuống phổi trái, vào trung thất giữa, nằm giữa màng ngoài tim và màng phổi trung thất trái để đến cơ hoành, dây thần kinh xuyên qua cơ hoành bằng một lỗ riêng của nó, ở xa về phía trái so với lỗ tĩnh mạch chủ dưới của cơ hoành.
Trên đường đi, dây thần kinh hòanh cho các nhánh bên vào màng ngoài tim và màng phổi trung thất. Ở cơ hoành dây thần kinh hoành phân ra nhiều nhánh vào các thớ cơ của cơ hòanh, màng phổi hoành và phúc mạc thành hòanh.
5. Các nhánh nối
5.1. Nhánh nối với thần kinh giao cảm
Bốn dây thần kinh gai sống cổ trên cho nhánh nối với hạch giao cảm cổ trên bằng bốn nhánh thông xám.
5.2. Nhánh nối với dây thần kinh phụ
Từ các dây thần kinh sống cổ thứ hai thứ ba và thứ tư cho các nhánh nối với dây thần kinh phụ.
CÁC DÂY THẦN KINH SỌMục tiêu bài giảng Mục tiêu bài giảng
1. Biết được các tính chất chung của dây thần kinh sọ 2. Biết được chức năng của các dây thần kinh sọ
3. Biết được nguyên uỷ thật, nguyên uỷ hư, đường đi phân nhánh của các dây thần kinh sọ
I. Đại cương
Về phương diện giải phẫu học người ta chia hệ thần kinh làm hai phần: - Trung ương: gồm não bộ và tủy gai.
- Ngoại biên: gồm 31 đôi dây thần kinh gai sống, 12 đôi dây thần kinh sọ và các hạch thần kinh ngoại biên ví dụ như: hạch gai, hạch giao cảm.v.v...
Dây thần kinh sọ gồm 12 đôi dây có nguyên uỷ hư ở não bộ, gồm có ba loại: - Các dây thần kinh cảm giác (giác quan): dây thần kinh sọ số I, II, VIII. - Các dây thần kinh vận động: dây thần kinh sọ số III, IV, VI, XI, XII. - Các dây thần kinh hỗn hợp: dây thần kinh sọ số V, VII, IX, X.
Các dây thần kinh sọ số III, VII, IX, X còn có các sợi thần kinh đối giao cảm. Một dây thần kinh sọ gồm có:
- Một nhân trung ương: nhân này là nguyên uỷ thật của nhánh vận động và là tận cùng của nhánh cảm giác dây thần kinh sọ.
- Một chỗ đi ra khỏi bề mặt của não bộ: chỗ này gọi là nguyên uỷ hư của dây thần kinh sọ. - Đối với dây thần kinh số VIII và nhánh cảm giác của các dây thần kinh hỗn hợp có hạch ngoại biên là nơi tập trung nhân của các tế bào cảm giác, ở bên ngoài não bộ, đó chính là nguyên uỷ thật của phần cảm giác.
Trong số các dây thần kinh sọ thì dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác (II): thật ra là phần phát triển dài ra của não bộ, nên khác với các dây thần kinh cảm giác và hỗn hợp khác là không có hạch thần kinh ngoại biên.