Động mạch cảnh ngoà

Một phần của tài liệu giải phẫu đầu mặt cổ (Trang 32 - 36)

Động mạch cảnh ngoài là động mạch nuôi dưỡng các phần ngoài sọ của đầu mặt cổ.

1. Nguyên ủy và tận cùng

Động mạch cảnh ngòai phát xuất từ chỗ chia hai của động mạch cảnh chung, ở đây động mạch cảnh ngoài nằm phía trước và trong so với động mạch cảnh trong ,cơ trâm hầu, cơ trâm lưỡi, thần kinh thiệt hầu, nhánh hầu của thần kinh lang thang. Động mạch cảnh ngoài chạy lên trên đi qua mặt sâu của cơ trâm móng và cơ hai thân, sau đó chạy dọc phía sau ngành hàm, ở phần sâu của tuyến nước bọt mang tai, đến cổ hàm dưới thì chia thành hai nhánh tận cùng: động mạch thái dương nông và động mạch hàm.

2. Liên quan

2.1. Liên quan phía trước

Da, lá nông mạc cổ, ngành hàm và tuyến mang tai. 2.2. Liên quan phía sau

2.3. Liên quan phía trong

Xương móng, hầu và tuyến nước bọt mang tai. 2.4. Liên quan phía ngoài

Bụng sau cơ hai thân, cơ trâm móng, thần kinh hạ thiệt, tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch mặt.

3. Nhánh bên

Động mạch cảnh ngoài cho 6 nhánh bên:

Hình 9. 17. Các nhánh của động mạch cảnh ngoài

1. ĐM mặt 2. Nhánh trán 3. Nhánh đỉnh 4. ĐM thái dương giữa 5. ĐM gò má ổ mắt6. Nhánh tai trước 7. ĐM ngang mặt 8. ĐM thái dương nông 9. ĐM tai sau 10. ĐM chẩm 6. Nhánh tai trước 7. ĐM ngang mặt 8. ĐM thái dương nông 9. ĐM tai sau 10. ĐM chẩm 3.1. Động mạch giáp trên

Xuất phát ở mặt trước của động mạch cảnh ngoài, đi ra trước xuống dưới, cùng với dây thần kinh thanh quản trên đến cực trên thùy bên tuyến giáp thì chia thành hai nhánh tận: nhánh trước và nhánh sau để nối với nhánh bên của động mạch giáp dưới. Ngoài ra, động mạch giáp trên còn cho một số nhánh bên để cung cấp máu cho cơ vùng cổ và thanh quản.

3.2. Động mạch lưỡi

Nguyên ủy từ mặt trước động mạch cảnh ngoài, tựa vào cơ khít hầu giữa, chạy ra trước đến tam giác dưới hàm, nằm ở mặt sâu của cơ móng lưỡi và tận cùng bằng động mạch lưỡi sâu. Động mạch lưỡi cho các nhánh bên là: động mạch trên móng, động mạch lưng lưỡi...

Hình 3.5. Động mạch lưỡi

1. ĐM lưng lưỡi 2. ĐM lưỡi 3. ĐM cảnh ngoài 4. ĐM trên móng 5. ĐM lưỡi sâu6. Các nhánh của ĐM lưỡi sâu 7. Cơ cằm lưỡi 8. . ĐM dưới lưỡi 9. Cơ hai thân 6. Các nhánh của ĐM lưỡi sâu 7. Cơ cằm lưỡi 8. . ĐM dưới lưỡi 9. Cơ hai thân

10. Cơ hàm móng 11. Cơ cằm móng3.3. Động mạch mặt 3.3. Động mạch mặt

Cũng phát sinh từ mặt trước của động mạch cảnh ngoài, qua mặt sâu của bụng sau cơ hai thân và cơ trâm móng, đến mặt sâu của tuyến nước bọt dưới hàm, vòng lấy bờ dưới xương hàm dưới, ngay phía trước góc hàm để đến mặt. Từ đây động mạch chạy lên trên vào trong và tận cùng ở góc trong của mắt bằng động mạch góc. Động mạch mặt cho các nhánh bên là: nhánh khẩu cái lên, nhánh hạnh nhân, động mạch cằm, động mạch môi dưới, động mạch môi trên

3.4. Động mạch hầu lên

Phát sinh từ chỗ chia hai của động mạch cảnh chung, chạy lên trên ở hai bên hầu đến nền sọ. Động mạch hầu lên cho các nhánh là: động mạch màng não sau, các nhánh hầu, động mạch nhĩ dưới.

Phát sinh từ mặt sau của động mạch cảnh ngoài, chạy lên trên ra sau, đến vùng chẩm, động mạch chẩm cho các nhánh nuôi dưỡng da vùng chũm và vùng chẩm, ngòai ra còn cho nhánh nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm.

3.6. Động mạch tai sau

Phát sinh từ mặt sau của động mạch cảnh ngoài, chạy lên trên đến mỏm chũm, cho các nhánh nuôi dưỡng da vùng xung quanh tai và loa tai.

Hình 9. 18. Động mạch hàm

1. ĐM màng não giữa 2. Nhánh màng não phụ 3. Các nhánh thái dương sâu

4. ĐM khẩu cái xuống 5. ĐM chân bướm khẩu cái 6. ĐM dưới ổ mắt 7. ĐM ống chân bướm 8. ĐM huyệt răng sau trên 9. ĐM má 10. ĐM tai trước 11. ĐM nhĩ trước 12. ĐM cơ bướm 8. ĐM huyệt răng sau trên 9. ĐM má 10. ĐM tai trước 11. ĐM nhĩ trước 12. ĐM cơ

cắn

13. ĐM huyệt răng dưới

4. Nhánh tận

Động mạch cảnh ngòai khi đi đến cổ hàm dưới, chia thành hai nhánh tận là: động mạch thái dương nông và động mạch hàm.

4.1. Động mạch thái dương nông

Chạy thẳng lên trên, đi qua mặt nông của cung gò má, sau đó chia thành các nhánh để nuôi dưỡng da vùng trán, thái dương và vùng đỉnh.

4.2. Động mạch hàm

Từ phía sau cổ hàm dưới, động mạch hàm chạy ra trước ở mặt sâu của cổ hàm dưới, sau đó đi qua mặt nông (đôi khi mặt sâu) của cơ chân bướm ngòai, đến khe chân bướm khẩu cái và tận cùng ở hố chân bướm - khẩu cái (nơi đây động mạch được nối tiếp bởi nhánh tận của nó là động mạch dưới ổ mắt).

Động mạch hàm cho rất nhiều nhánh bên để nuôi dưỡng các cơ quan chứa trong sọ mặt cũng như phần mềm của vùng mặt.

Các nhánh bên của động mạch hàm là: động mạch tai sâu, động mạch nhĩ trước, động mạch màng não giữa (nhánh lớn nhất của các động màng não, hay bị tổn thương gây nên máu tụ ngoài màng cứng trong chấn thương sọ não), động mạch huyệt răng dưới, động mạch cơ chân bướm trong và ngòai, động mạch cơ cắn, động mạch mút, động mạch thái dương sâu, đông mạch huyệt răng sau trên, động mạch khẩu cái xuống, động mạch ống chân bướm, động mạch dưới ổ mắt...

Một phần của tài liệu giải phẫu đầu mặt cổ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w