Bạch huyết của vùng cổ được dẫn lưu về hai chuỗi bạch huyết ở vùng cổ đó là:
1. Chuỗi nốt bạch huyết cổ nông
Chuỗi bạch huyết cổ nông nằm dọc theo tĩnh mạch cảnh ngoài, từ các nốt này bạch huyết được dẫn về các nốt bạch huyết cổ sâu.
2. Chuỗi nốt bạch huyết cổ sâu
Chuỗi bạch huyết cổ sâu nằm ở tổ chức liên kết của bao cảnh, dọc theo tĩnh mạch cảnh trong và được chia thành hai nhóm:
- Nhóm nốt cổ sâu trên: ở nhóm này có nốt lớn là nốt cảnh - hai thân nằm ở chỗ gặp nhau của cơ hai thân và tĩnh mạch cảnh trong.
- Nhóm nốt cổ sâu dưới: ở nhóm này có một nốt lớn là nốt cảnh - vai móng, nằm ở chỗ gặp nhau của cơ vai móng và tĩnh mạch cảnh trong.
Tóm lại, ngoại trừ hệ thần kinh trung ương và cơ quan thị giác không có bạch huyết, phần còn lại của vùng đầu mặt cổ đều đổ trực tiếp hay gián tiếp về các nốt bạch huyết cổ sâu, sau đó thì bạch huyết bên phải đổ về tĩnh mạch tay đầu phải, ở chỗ gặp nhau của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong phải. Bạch huyết bên trái đổ về ống ngực, sau đó ống ngực đổ về hệ tĩnh mạch, ở chỗ gặp nhau của tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn phải.
Hình 9. 23. Các nốt bạch huyết vùng cổ
1. Lưỡi 2. Các nốt dưới hàm 3. Các nốt dưới cằm 4. Nnốt cảnh trước 5. Các nốt trước thanh quản 6. Các nốt trước khí quản 7. DTK hạ thiệt 8. Bốt cảnh hai thân 9. Nốt cảnh vai móng quản 6. Các nốt trước khí quản 7. DTK hạ thiệt 8. Bốt cảnh hai thân 9. Nốt cảnh vai móng
ĐÁM RỐI THẦN KINH CỔMục tiêu bài giảng Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được cấu tạo của đám rối thần kinh cổ.
2. Mô tả được cấu tạo của các nhánh cảm giác của đám rối thần kinh cổ. 3. Mô tả được cấu tạo và chức năng quai cổ.
4. Mô tả được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh hoành.
I. Cấu tạo
Đám rối thần kinh cổ được cấu tạo củ yếu bởi nhánh trước của các dây thần kinh gai sống cổ thứ hai, thứ ba và thứ tư. Ngoài ra được phụ thêm bởi các nhánh của dây thần kinh gai sống C1 và C5. Thành lập giữa hai cơ: cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa.