III. Thành phần vật chất của vỏ Trái ñất.
6. Phân loi khoáng vt
Căn cứ tắnh chất quan trọng, số lượng tham gia vào thành phần vật chất của vỏ Trái ựất chia ra:
Khoáng vật tạo ựá, có khoảng 50 khoáng vật thường gặp tham gia thành tạo
ựá như thạch anh, fenfat, mica, pyroxen.
Khoáng vật phụ số lượng ắt, dưới dạng hiếm trong các ựá như apatit, manhetit, ziricon.
Hiện nay còn phân theo thành phần hoá học và cấu trúc tinh thể
(E.K.Lazarenko).
Nhánh I: Các nguyên tố tự nhiên
Nhánh II: Các sulfua và các khoáng vật gần nó gồm 4 lớp. Nhánh III: Các hợp chất của oxy gồm 9 lớp.
Nhánh IV: Halogen
Nhánh V: Các hợp chất hữu cơ.
Trong ựó quan trọng nhất là nhánh II và nhánh III (sẽ học trong phần thực tập).
Dưới ựây giới thiệu một cách phân loại khoáng vật.
a. Các khoáng vật nguyên tố tự nhiên.
Trong thiên nhiên có 50 loại như: vàng, bạc, ựồng, platin... (nguyên tố kim loại) acsen, antimoan, bisut, telua, selen...(bán kắnh kim loại) lưu huỳnh, kim cương...(phi kim).
b. Khoáng vật sufua (sulfid) anion chủ yếu là S, cation thường là nguyên tố
gần Cu và nguyên tố chuyển tiếp như Cu, Pb, Zn, Sn, Ag, Sb...Có hơn 300 loại khoáng vật sulfua. Thường là loại quặng có giá trị công nghiệp về kim loại màu
Convert to pdf by Phúc Tùng đại Học Khoa Học Huế
và kim loại hiếm như pyrit (FeS2), Chancopyrit (CuFeS2), glenit (PbS), sfalerit (ZnS), antimônnit (Sb2S3), thần sa (HgS)... Loại khoáng vật này nằm gần mặt
ựất hoặc trên mặt ựất dễ bị oxy hoá thành các sulffua hoặc cácbonat.
c. Khoáng vật của oxy hoá và hyựrôxyd hoá (oxyde và hydrôxide). Anion là
O2 hoặc OH còn cation là nguyên tố gần O như Al, Si, Mg...và nguyên tố chuyển tiếp như Fe, Mn, Ti...và một số nguyên tố gần nguyên tố Cu như Cu, Zn, Sn...Có gần 200 loại, trong ựó SiO2 nhiều nhất, chiếm gần 12,6%, khoáng vật oxy của Fe chiếm 3 - 4 %.
Chiếm chủ yếu trong loại quặng kim loại ựen, kim loại nhẹ, một bộ phận của kim loại hiếm, kim loại ựất hiếm. Thường gặp là mannhetit (Fe3O4). Psilomelann MnO.mmnO2.nH2O), pirolúit (MnO2), titannovanadimanhêtit (Fe,V, Ti3O4). Cromit (FeCr3O4), Casiterit (SnO2), Thạch anh (SiO2), Conrindon (Al2O3), Boxit (Al2O3.nH2O)...
d. Khoáng vật halogen (haloid) do các nguyên tố halogen như F, Cl, Br, I kết hợp với K, Na, Ca, Mg. Nhánh này tương ựối ắt, chiếm số lượng thứ yếu trên vỏ
Trái ựất, thường gặp như Halit (NaCl), Xinvin (KCl), Karnalit (KCl.MgCl2.6H2O) và Fluorit (CaF2) có giá trị công nghiệp.
e. Khoáng vật chứa muối của oxy: gồm các loại cacbonat, volframat, silicat photphat sulfat...Rất nhiều chủng loại. Riêng silicat ựã có hơn 800 loại, chiếm 80% trọng lượng vỏ Trái ựất. Trong silicat chứa nhiều Fe, Mg (như amphibol, pyroxen, olivin...) chiếm ựộ 16,8% m, mica ựộ 3,8%.
Loại khoáng vật chứa muối O là những khoáng vật chủ yếu tạo thành ựá, một bộ phận nguyên liệu chứa nguyên tố kim loại và ựại bộ phận nguyên liệu phi kim loại từ các khoáng vật này.
+ Khoáng vật nhóm cacbonat có trên 80 loại, nhiều nhất là canxit (CaCO3) và dolomit (Ca, Mg (CO3)2.
+ Khoáng vật nhóm Volframat tương ựối ắt, thường gặp là volframit (Mn, Fe) WO4. Thường gặp là apatit Ca5[PO4]3 (F1OH).
+ khoáng vật nhóm sunfua trong tự nhiên có 260 loại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quặng phi kim loại. Thường gặp là thạch cao (CaSO42H2O), barit (BaSO4)...
+ Khoáng vật nhóm silicat nhiều nhất trong thiên thạch, cấu trúc tinh thể
phức tạp ô mạng của tinh thể gồm 1 ion Si, bao quanh là 4 ion O tạo thành 1 thể
tứ diện [SiO4]4 là một ựơn vị cơ bản mạng. Thường gặp có Olivin (Mg, Fe)2, [SiO4], Hocblen (Ca2Na) (Mg,Fe)4 (Al, Fe) [(Si, Al)4O11]2[OH]2, Ogit (Ca, Na) (Mg2,
Fe2, Al) [AlSiO3O10] {OH]2, Octocla K[AlSi3O8] lagiocla Na[AlSi3O8] - Ca[Al2Si2O8], cao lanh Al4[Si4O10] (OH)4, Gloconit (Mg, Al, Fe)12[Si,Al)8O30](OH)18, Granat (Ca,Mg)3 (Al, Fe)2[SiO4]3...
Bảng thống kê một số khoáng vật thường gặp trong vỏ Trái ựất (Chiếm tỷ lệ % thể tắch). Khoáng vật % lượng phân bố Khoáng vật % lượng phân bố Khoáng vật % lượng phân bố
Plagiacla 39 Hocblen 5 Manhetit, Inmenit 1,5
Octocla 12 Mica 5 Canxit 1,5
Thạch anh 12 Khoáng vật sét 4,6 đolomit 0,9
Pyroxen 11 Olivin 3 Còn lại các khoáng vật khác. 4,5 (Theo Ronov, 1969). c. đá. 1. đá là sản phẩn của tác dụng địa chất gồm 1 tập hợp của một tợp hợp của một hoặc nhiều loại khoáng vật hoặc các vụn ựá kết lại với nhau mà thành. Do một kim loại khoáng vật tạo thành như ựa hoa (do canxit tập hợp thành), do nhiều khoáng vật kết hợp phức tạp, vắ dụ như granit (gồm thạch anh, penpat, mica).
Quặng (ore) gồm một hay nhiều thành phần có giá trị ựược tập trung cao ở ựá, ựược khai thác ựể sử dụng trong công nghiệp (quặng vàng, sắt, than, apatit...)
đá vây quanh (countryrock) là phần ựá không phải là quặng bao chứa quặng. Khi khoa học kỹ thuật phát triển có thể biến ựá vây quanh thành quặng. Vì vậy có hiện tượng khai thác lại bãi thải ựể lấy lại quặng.