Ở đây ta nghiên cứu 2 quy trình xử lí, một quy trình sử dụng NaOH và LASNa, một quy trình chỉ sử dụng muối.
2.3.3.1 Quy trình sử dụng NaOH và LASNa
Hình 2.4. Quy trình nghiên cứu xử lí da cá tra bằng NaOH và LASNa
Giới thiệu về Sodium Lauryl Sulfate (LASNa)
LASNa là chất hoạt động bề mặt anion nghĩa là khi nó bị phân cực thì đầu phân cực của nó mang điện âm. LASNa được sử dụng như là chất nhũ hóa trong nhiều dược phẩm, mỹ phẩm, là chất tạo bọt trong kem đánh răng và thậm chí nó còn được dùng trong thức ăn. Công thức hóa học của LaSNa: CH3(CH2)10CH2OSO3Na.
Giải thích quy trình:
− Da nguyên liệu được thu mua từ công ty TNHH Thủy Sản Bình An. LASNa 0.5-0.85%
Da cá Tra
Ngâm 24h
NaOH 0.1-0.3%
Ngâm, Tẩy màu
Da đã xử lý
H2O2 0.25-1.5%
− Da cá được tách ra bằng phương pháp cơ học ở nhà máy. Sau khi mua về, ta rửa sạch bằng nước, loại bỏ sơ bộ các phần mỡ còn sót lại trên da và tồn trữ ở khoảng -200C cho đến khi sử dụng.
− Da cá sau đó được ngâm trong dung dịch gồm chất hoạt động bề mặt LASNa (Sodium loryl sunfate) và NaOH với mục đích là loại protein phi collagen và lipid.
− Sau khi ngâm da cá thì ta đem rửa, rửa trực tiếp bằng vòi nước máy trong khoảng từ 1- 2 giờ.
− Sau đó ta tiến hành quá trình tẩy màu da với dung dịch H2O2 và NaOH.
2.3.3.2 Quy trình sử dụng muối