Đánh giá, dự báo ảnh hƣởng của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tớ

Một phần của tài liệu đánh giá và dự báo ảnh hưởng của luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 55 - 68)

việc phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam

Với những tiềm năng về năng lƣợng tái tạo của quốc gia cộng thêm sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng, năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Theo bài trình bày của ông Lê Tuấn Phong, Phó Vụ trƣởng vụ Năng lƣợng, Bộ Công thƣơng về chính sách phát triển năng lƣợng tái tạo Việt Nam, mục tiêu phát triển là tăng tỷ lệ năng lƣợng tái tạo trong tổng năng lƣợng thƣơng mại sơ cấp là 5% vào năn 2025, tỷ lệ điện từ năng lƣợng tái tạo trong tổng lƣợng điện sản xuất quốc gia năm 2015 vào khoảng 3%, năm 2025 đạt 4%. Cũng theo bài trình bày này thì sản xuất điện năng năm 2007, năng lƣợng tái tạo mới chỉ góp 2,1% tổng công suất lắp đặt trên toàn quốc (hình 3.6).

Thủy điện lớn và trung bình, 34.80% Năng lƣợng tái tạo, 2.10% Than, 14.40% Nhập khẩu, 4.10% Dầu và khí đốt, 44.60% Dầu và khí đốt Thủy điện lớn và trung bình Năng lƣợng tái tạo Than

Nhập khẩu

Hình 3.6: Sản xuất điện năng năm 2007

Trong 2,1% năng lƣợng tái tạo đóng góp cho sản xuất điện năm 2007 bao gồm:

- 0,008% là năng lƣợng mặt trời, cho đến nay, tổng công suất điện mặt trời đã đƣợc lắp đặt trên phạm vi toàn quốc chỉ vào khoảng 1,2MWp thiết bị dùng để biến đổi trực tiếp bức xạ mặt trời thành điện là pin mặt trời [11]. Đây là những hệ thống nhỏ lẻ, không nối lƣới, thƣờng đƣợc sử dụng trực tiếp ở dạng điện một chiều để thắp sáng, trong một số trƣờng hợp có thể đƣợc biến thành điện xoay chiều để sử dụng cho các nhu cầu khác. Trong vài năm trở lại đây, theo xu thế chung, đã có một số cố gắng nghiên cứu nối lƣới điện mặt trời. Tuy nhiên, các hoạt động này hiện chỉ đang dừng ở mức thử nghiệm, chƣa ứng dụng đƣợc trong đời sống xã hội. Cũng nhƣ các nƣớc khác trong khu vực, việc sử dụng pin mặt trời ở Việt Nam có tính khả thi rất cao và có nhu cầu tiềm năng rất lớn. Bằng cách triển khai rộng rãi pin mặt trời, có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng điện cho các hộ gia đình, các tổ chức và các đơn vị trú đóng ở các vùng sâu, vùng xa. Ƣu điểm cơ bản của pin mặt trời là

tuổi thọ rất lâu, nhƣng nhƣợc điểm cơ bản của pin mặt trời là giá thành vẫn còn cao, chƣa phù hợp với phần lớn các hộ gia đình nghèo thật sự có nhu cầu. Chính vì vậy, trong những năm sắp tới, nên tập trung đẩy mạnh việc sử dụng pin mặt trời ở các đơn vị thuộc khu vực nhà nƣớc trú đóng ở các vùng xa xôi nhƣ các đơn vị bộ đội, các trạm bƣu điện, các trạm y tế, các trƣờng học và hệ thống đèn báo hiệu giao thông,… Riêng đối với đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp mới hy vọng thúc đẩy đƣợc việc sử dụng pin mặt trời.

Bảng 3.5: Số liệu về bức xạ mặt trời ở Việt Nam

Vùng Giờ nắng trong năm Bức xạ (Kcal/cm2/năm) Ứng dụng Đông Bắc 1500 - 1700 100 - 125 Thấp Tây Bắc 1750 - 1900 125 - 150 Trung bình Bắc Trung Bộ 1700 - 2000 140 - 160 Tốt Tây nguyên và Nam Trung Bộ 2000 - 2600 150 - 175 Rất tốt Nam Bộ 2200 - 2500 130 - 150 Rất tốt Trung bình cả nƣớc 1700 2500 100 - 175 Tốt

(Nguồn: bài giảng năng lượng tái tạo, trường đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh)

Từ bảng trên có thể thấy năng lƣợng mặt trời có tiềm năng lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ có thể phát triển theo hƣớng xây dựng các nhà máy điện mặt trời theo nguyên lý chuyển đổi năng lƣợng mặt trời thành điện thƣơng mại trên các vùng đất không có khả năng phát triển nông lâm nghiệp.

- 0,009% năng lƣợng gió: Tiềm năng phong điện ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Theo tính toán của Bộ Công Thƣơng, điều kiện tự nhiên ở nƣớc ta rất thích hợp cho các dự án, công trình phát triển phong điện với tổng công suất ƣớc tính lên đến 513.360MW. Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận cũng có trên 75.000ha có tiềm năng đƣa vào quy hoạch sản xuất phong điện, với tổng công suất có thể lắp đặt khoảng 5.030MW. Các khu vực có vận tốc gió trung bình tối thiểu 6,5m/s cũng lên tới hơn 23.000ha với công suất có thể lắp đặt ƣớc khoảng 1.570MW. Bình Thuận dự kiến công suất lắp đặt phong điện đến năm 2015 khoảng 1.500MW và sẽ đạt khoảng 3.000MW vào năm 2020 [5].

Mặc dù đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có nguồn năng lƣợng gió dồi dào, nhƣng đến nay sự phát triển phong điện ở Việt Nam vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Bộ Công Thƣơng cho biết cả nƣớc hiện mới có 42 dự án phong điện, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với tổng công suất 3.906MW. Trong đó, 1/3 số dự án có sự tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Đức, Canada, Thụy Sĩ, Argentina, nhƣng việc đầu tƣ còn chậm và mang tính thăm dò. Lý giải khó khăn trong việc phát triển phong điện ở Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng, giá thành phát điện của phong điện vào khoảng 0,07- 0,12USD/kWh, khi lãi suất vay tăng thì giá thành phát điện có thể đến 0,14USD/kWh. Nhƣ vậy, so với thủy điện, giá phong điện đắt hơn [5].

Những khu vực có tiềm năng năng lƣợng gió bao gồm: Dọc bờ biển, trên các đảo, các khu vực có gió địa hình. Vận tốc gió trung bình năm khoảng V= 2 – 7,5 m/s. Dọc bờ biển và các đảo có V= 4,5 – 7,5 m/s, có mật độ gió từ 800 – 4500 kWh/m2. Những khu vực có năng lƣợng gió tốt nhất gồm: Bạch Long Vĩ, Trƣờng Sa, Ninh Thuận...

- 0,921% thủy điện nhỏ: Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thuỷ điện ở nƣớc ta cho thấy tổng trữ lƣợng thuỷ điện của toàn bộ các sông suối đƣợc đánh giá khoảng 80 tỷ kWh/năm, trong đó trên 11 con sông lớn đã đạt hơn 64 tỷ kWh/năm. Nhƣ vậy, trữ năng kinh tế của thuỷ điện nhỏ trên cả nƣớc ta có thể đạt trên 10 tỷ kWh/năm [4]. Đó là nguồn năng lƣợng tái tạo rất quan trọng cần đƣợc khai thác triệt để, nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của các ngành kinh tế quốc dân. Trong đó ƣu điểm nổi bật của việc xây dựng các trạm thủy điện nhỏ là tác động đến môi trƣờng không đáng kể, đáp ứng điều kiện phát triển bền vững và cung cấp điện năng tại chỗ cho các vùng mà lƣới điện quốc gia chƣa tới đƣợc.

- 1,127% điện sinh khối: nếu chỉ tính riêng từ phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi thì hàng năm nƣớc ta có thể sản xuất 4.844 triệu m3 khí sinh học, hoặc tƣơng đƣơng với hơn 2 triệu tấn dầu (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Tiềm năng lý thuyết khí sinh học ở Việt Nam [13]

Nguồn nguyên liệu Tiềm năng

(triệu m3) Dầu tƣơng đƣơng (triệu tấn) Tỷ lệ (%) Phụ phẩm cây trồng 1788,973 0,894 36,7 - Rơm rạ 1470,133 0,735 30,2 - Các cây trồng khác 318,840 0,109 6,5

Chất thải của gia súc 3055,678 1,528 63,3

- Trâu 441,438 0,221 8,8

- Bò 495,864 0,248 10,1

- Lợn 2118,376 1,059 44,4

Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, ngày 20/11/2007, Thủ tƣớng chính phủ đã ký phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2015, sản lƣợng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn, đáp ứng 20% nhu cầu xăng dầu của cả nƣớc bằng xăng E5 (pha 5% cồn) và dầu B5 (pha 5% dầu sinh học) và đến năm 2025, đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng 100% nhu cầu của cả nƣớc bằng xăng dầu pha nhiên liệu sinh học trên [2].

Tiềm năng năng lƣợng sinh khối từ rơm rạ, trấu, bã mía là rất lớn (hình 3.7), nhƣng ở nƣớc ta chƣa tận dụng triệt để đƣợc nguồn năng lƣợng này. Trấu và rơm rạ chủ yếu mang đốt hoặc để lãng phí.

Hình 3.7. Trữ lƣợng dầu tƣơng đƣơng trong một năm từ các phụ phẩm nông nghiệp

Việt Nam là nƣớc thuộc vùng nhiệt đới ẩm, có sự đa dạng về điều kiện khí hậu và đất đai cho các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất cồn nhiên liệu nhƣ: lúa, ngô, khoai, sắn…Về nguyên liệu chế biến dầu sinh học ở Việt Nam có thể trồng đƣợc cây đậu tƣơng, lạc, cây dầu mè (Jatropha),

dừa, mỡ cá basa, cá tra có hàm lƣợng mỡ béo cao. Đặc biệt là cây dầu mè có khả năng trồng ở những vùng đất khô hạn, phù hợp với miền Trung và các tỉnh trung du miền núi.

Dù có tiềm năng năng lƣợng tái tạo lớn nhƣ vậy nhƣng Việt Nam vẫn chƣa khai thác và sử dụng hiệu quả đƣợc dạng năng lƣợng này bởi nhiều lý do: chi phí cho phát triển năng lƣợng tái tạo cao, ý thức và sự hiểu biết của ngƣời dân về việc sử dụng năng lƣợng tái tạo chƣa cao, do truyền thống sử dụng năng lƣợng hóa thạch đã tồn tại lâu nay, với nhiều ngƣời thì năng lƣợng hóa thạch rẻ hơn năng lƣợng tái tạo nhiều. Nhà nƣớc đã chủ trƣơng phát triển năng lƣợng tái tạo song kinh phí hỗ trợ còn hạn hẹp. Ngoài ra, tuy năng lƣợng tái tạo có nhiều ƣu điểm song không phải không có nhƣợc điểm. Đối với nƣớc ta, năng lƣợng tái tạo đòi hỏi chi phí lớn, công nghệ hiện đại, phần lớn phải nhờ vào tiến bộ khoa học của thế giới. Năng lƣợng nƣớc (thủy điện) gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái xung quanh, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa mƣa, nắng. Đối với năng lƣợng sinh học, ở Việt Nam chúng ta đã khởi công xây dựng 4 nhà máy sản xuất Etanol từ sắn, nếu tập trung trồng cây năng lƣợng sẽ làm giảm diện tích trồng cây lƣơng thực, có thể gây mất an ninh lƣơng thực. Chúng ta cần nghiên cứu các nguyên liệu sản xuất năng lƣợng sinh học khác nhƣ bã mía, tảo…để tránh gây mất an ninh lƣơng thực.

Phát triển năng lƣợng tái tạo ngày càng trở nên cấp bách. Theo ông Lê Tuấn Phong, năm 2030 nhu cầu năng lƣợng tăng gấp 4 lần so hiện nay, năm 2025 nhu cầu về điện tăng gấp 10 lần, và đến năm 2015 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than cho sản xuất điện. Tuy nhiên phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam còn gặp nhiều rào cản.

- Về mặt công nghệ, chúng ta còn hạn chế rất nhiều, nhƣ thiếu các dịch vụ cung cấp thiết bị, công tác bảo hành bảo dƣỡng cũng chƣa phát triển.

- Về mặt kinh tế, giá thành sản xuất điện từ năng lƣợng tái tạo cao, thiếu các nguồn tài chính hỗ trợ. Mặt khác giá điện hiện nay (chủ yếu điện đƣợc sản xuất từ nguồn năng lƣợng hóa thạch) chƣa phản ánh đúng giá sản xuất do đƣợc hỗ trợ từ nhà nƣớc nhiều cho nên năng lƣợng tái tạo khó cạnh tranh đƣợc. Áp dụng chính sách CDM chƣa khuyến khích đƣợc nhà đầu tƣ.

- Về mặt cơ chế tổ chức thực hiện chúng ta còn thiếu chính sách đủ mạnh và đồng bộ, thiếu cơ chế khuyến khích hỗ trợ hiệu quả. Tại Việt Nam vẫn chƣa có một cơ quan đầu mối tập trung điều tiết hoạt động phát triển và sử dụng năng lƣợng tái tạo.

Chính những rào cản trên đã hạn chế sự phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam.

Luật thuế bảo vệ môi trƣờng ra đời ảnh hƣởng gián tiếp tới năng lƣợng tái tạo thông qua các quy định về mức thuế với một số nguyên liệu hóa thạch. Luật thuế bảo vệ môi trƣờng đƣợc ngƣời dân đánh giá là ảnh hƣởng tới phát triển năng lƣợng tái tạo (91,5%). Cụ thể khi phỏng vấn ngƣời dân nếu giá nguyên liệu hóa thạch tăng do áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trƣờng thì họ sẽ vẫn sử dụng năng lƣợng hóa thạch vì giá rẻ hơn các dạng năng lƣợng tái tạo khác (phƣơng án 1) hay tiết kiệm hơn khi sử dụng năng lƣợng hóa thạch và chuyển sang một phần năng lƣợng tái tạo (phƣơng án 2) hay chuyển sang sử dụng năng lƣợng tái tạo dù giá cao hơn nhƣng thân thiện hơn với môi trƣờng (phƣơng án 3). Kết quả thể hiện ở hình 3.7 dƣới đây.

Phƣơng án 1 11% Phƣơng án 2 59% Phƣơng án 3 30% Phƣơng án 1 Phƣơng án 2 Phƣơng án 3 Hình 3.8: Các phƣơng án sử dụng năng lƣợng

Nhƣ vậy có thể thấy khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trƣờng mà giá năng lƣợng hóa thạch tăng đa phần sẽ có tác dụng khiến ngƣời dân tiết kiệm năng lƣợng hóa thạch và chuyển một phần sang sử dụng năng lƣợng tái tạo, thậm chí 30% sẵn sàng sử dụng năng lƣợng tái tạo dù giá cao hơn nhƣng thân thiện hơn với môi trƣờng.

Luật thuế bảo vệ môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến khai thác và sử dụng năng lƣợng hóa thạch, đồng nghĩa với việc ảnh hƣởng gián tiếp tới phát triển năng lƣợng tái tạo thông qua việc chuyển hƣớng khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng mới thay cho nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trƣờng. Để thay thế cho nguồn năng lƣợng hóa thạch, thế giới đã và đang sử dụng những nguồn năng lƣợng mới nhƣ năng lƣợng hạt nhân, năng lƣợng tái tạo. Tuy nhiên sau thảm họa kép tại Nhật Bản tháng 3 năm 2011, chắc chắn vấn đề sử dụng năng lƣợng hạt nhân sẽ đƣợc nhiều quốc gia xem xét lại. Hiện tại xu hƣớng sử dụng năng lƣợng tái tạo thay thế cho năng lƣợng hóa thạch vẫn đƣợc coi là an toàn, thân thiện với môi trƣờng nhất.

Năng lƣợng tái tạo có khả năng phục hồi nên việc khai thác hay sử dụng năng lƣợng tái tạo hầu nhƣ không gây tác động đến an toàn năng lƣợng của quốc gia và thế giới. So sánh thời gian có thể cung cấp cho thế giới giữa năng lƣợng tái tạo với năng lƣợng hóa thạch thì có thể nói khả năng đáp ứng nhu cầu của con ngƣời của năng lƣợng tái tạo là vô hạn. Ngoài ra, với đặc tính không có tính chất phức hợp, dễ vận hành và xây dựng trong thời gian ngắn, năng lƣợng tái tạo là những mô hình hiệu quả mà Việt Nam có thể áp dụng nhằm giảm bớt sức ép về nhu cầu năng lƣợng, nhất là trong tình hình thiếu điện và giá xăng ngày càng lên cao nhƣ hiện nay.

Những nguồn năng lƣợng tái tạo hầu hết là những nguồn năng lƣợng sẵn có ở địa phƣơng. Mỗi nƣớc đều có những nguồn năng lƣợng địa phƣơng nhƣ năng lƣợng sinh khối, mặt trời, gió, nƣớc và nhiệt tự nhiên của trái đất. Những nguồn năng lƣợng này có ở khắp nơi với những mức độ khác nhau. Để sử dụng hiệu quả nhất năng lƣợng, đặc biệt là sử dụng liên tục các nguồn năng lƣợng tái tạo, chúng ta cần có các ứng dụng đƣợc cải tiến về mặt kỹ thuật và các nguồn tài chính phù hợp”. Trên đây là nhận định của PGS TS Lƣu Đức Hải, Chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lƣợng tái tạo.

So sánh giữa sử dụng năng lƣợng sinh học với sử dụng năng lƣợng hóa thạch trong giao thông vận tải ta có thể thấy: khác với nhiên liệu hoá thạch (than, xăng...), năng lƣợng sinh học là một loại năng lƣợng tái tạo đƣợc. Năng lƣợng sinh học góp phần quan trọng vào an ninh năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Năng lƣợng sinh học làm giảm ít nhất 60% lƣợng carbon thải ra so với nhiên liệu hoá thạch. Riêng BD (Bio-Diesel) giảm 50% lƣợng CO và 78% lƣợng CO2 thải ra so với nhiên liệu hoá thạch, BD hoàn toàn không thải ra SO2 nhƣng lại thải ra lƣợng N2O nhiều hơn so với

Một phần của tài liệu đánh giá và dự báo ảnh hưởng của luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)