Petrovietnam là 25,8 năm, còn theo EIA chỉ hơn 4 năm nữa Việt Nam sẽ cạn dầu [12].
Nguồn dầu mỏ hữu hạn và nhu cầu tiêu thụ thì vô hạn và ngày càng tăng cao, để cân đối cung - cầu, ngoài việc tìm các mỏ dầu mới, tìm các nguồn năng lƣợng thay thế chúng ta cần phải thay đổi tập quán tiêu dùng và thực hiện tiết kiệm.
Số năm khai thác dầu và than của Việt Nam dù có là 4 hay 40 năm hay nhiều hơn nữa đều là khoảng thời gian không dài và sẽ không đủ cho nhu cầu năng lƣợng để tồn tại và phát triển kinh tế. Vì vậy cần sử dụng tiết kiệm và có hƣớng tìm các tài nguyên tái tạo để thay thế nguồn năng lƣợng hóa thạch.
3.2. Các vấn đề môi trƣờng do khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam Việt Nam
3.2.1. Các vấn đề môi trường do khai thác và sử dụng than
Đối với việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay, sản lƣợng ngành than đã tăng nhanh không ngừng. Vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trƣờng là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3 m3 nƣớc thải mỏ. Năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trƣờng tới 182,6 triệu m3 khối lƣợng đất đá và khoảng 70 triệu m3 nƣớc thải từ mỏ. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động nhƣ Mạo Khê, Uổng Bí, Cẩm Phả,… [19].
Tác động chủ yếu của đất đá thải là gây ra sạt lở đất và bồi lấp hạ nguồn, về mùa mƣa, các bãi thải cao bị xói mòn mạnh do động năng của nƣớc mƣa chảy tràn trên các sƣờn dốc bãi thải, tạo thành các khe rãnh hoặc hố sâu rộng từ 25m, đất đá và bùn thải bị cuốn trôi theo nƣớc mƣa và di chuyển xuống phía hạ lƣu gây bồi lấp các dòng,...
Đất đá thải cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hƣởng về sự phát thải bụi từ các mỏ trong khu vực gây suy giảm môi trƣờng không khí do nhiễm bụi ở khu dân cƣ đô thị vùng than. Trên các mỏ than thƣờng có mặt với hàm lƣợng cao các nguyên tố Se, Ti, Cr, Mn, Zn, Sr, Zr, Ba. Các khoáng vật sulphua có trong than cũng có chứa Zn, Cd, Hg, Mo, Se, Sb, Cu, As, Pb. Các nguyên tố này làm cho bụi mỏ trở nên độc hại khi hít thở dài ngày. Ngoài ra, đất đá thải còn có tác động làm ảnh hƣởng đến thẩm mỹ cảnh quan khu vực.
Theo một báo cáo về môi trƣờng của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong tháng 6/2009, hàm lƣợng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than, khoáng sản đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ) [15]. Các khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do bụi là Mạo Khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng khai thác than khác nhƣ Quán Triều (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam), hàm lƣợng bụi tại các khu vực dân cƣ gần các công trƣờng, xƣởng sàng than cũng vƣợt tiêu chuẩn cho phép 2,2 - 4,2 lần [16].
Nƣớc thải từ các khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi trƣờng sống, lao động của những ngƣời dân. Tại vùng than Quảng Ninh, theo đánh giá của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có khoảng 25 - 30 triệu m3 nƣớc thải/năm [16]. Độ pH của nƣớc thải mỏ luôn dao động từ 3,1 - 6,5. Hàm lƣợng cặn lơ lửng thƣờng vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, có nơi lên tới hơn tám lần. Theo đánh giá của một đơn vị thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nƣớc thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sống trong các sông, suối, vùng ven biển nhƣ gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lƣợng nƣớc… do tác động lâu ngày từ các hoạt động khai thác than trong đó có các hoạt động khai thác than trái phép. Một số hồ thủy lợi tại vùng Đông Triều
của Quảng Ninh đã bị chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp tại đây [16].
3.2.2. Các vấn đề môi trường do khai thác và sử dụng xăng, dầu
Có thể nói tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại nhƣ CO2, hơi xăng dầu, SO2, chì. Phát thải những chất này liên quan chặt chẽ đến chất lƣợng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô thị. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng cao điều này thể hiện rõ trong hình 3.1.
Hình 3.1: Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025 [1]
Từ năm 1987 đến 2008, đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu ở Việt Nam, gây ra tổn thất lớn về kinh tế, xã hội cũng nhƣ môi trƣờng. Trong đó có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự cố tràn dầu là do va chạm, bốc dỡ và đắm tàu. Lƣợng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam đến năm 1992 là 7380 tấn, năm 1995 là 10.020 tấn, năm 2000 là 17.650 tấn [6].
Ô nhiễm dầu và dầu tràn dù nồng độ dầu trong nƣớc chỉ 0,1mg/l cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du, ảnh hƣởng lớn đến con non và ấu trùng
của các sinh vật đáy biển... Đây là nhận định của các chuyên gia tại cuộc Hội thảo “Đánh giá tác động ô nhiễm dầu đến hệ sinh thái biển, ven biển và lƣợng giá thiệt hại kinh tế” do Cục Bảo vệ Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổ chức tại Hà Nội ngày 14 tháng 6 năm 2007. Các chuyên gia đánh giá, nồng độ dầu trong nƣớc đạt 0,1mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du, ảnh hƣởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy; dầu bám vào cơ thể hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nƣớc làm giảm giá trị sử dụng.
Đối với chim biển, dầu thấm ƣớt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt nƣớc. Nhiễm dầu, chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Dầu còn ảnh hƣởng đến khả năng nở của trứng chim.
Cá là nguồn lợi lớn nhất của biển, đƣợc đánh giá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố dầu tràn. Tuy nhiên ô nhiễm môi trƣờng do dầu có thể làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nƣớc, dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối. Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái, cản trở hoạt động kinh tế ở vùng ven biển.
Từ những dẫn chứng trên có thể thấy hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch đã và đang gây ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng, và kinh tế xã hội. Chúng ta cần có những biện pháp để phòng ngừa và khác phục những vấn đề do khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch nhƣ than, xăng dầu, khí đốt…
3.3. Đánh giá, dự báo tác động của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam
Thực tế cho thấy, quá trình phát triển nền kinh tế đã làm phát sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trƣờng, dẫn đến ô nhiễm nghiêm
trọng, sự phát triển bền vững đứng trƣớc những thách thức lớn. Theo Bộ trƣởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh [3], "Việc ban hành và thực thi chính sách bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta còn nhiều bất cập, các quy định về phí môi trƣờng hiện hành mới chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tƣợng xả thải, hỗ trợ làm sạch môi trƣờng. Trong các sắc thuế có liên quan nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất nhập khẩu, mục tiêu bảo vệ môi trƣờng chỉ là lồng ghép. Việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trƣờng sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trƣờng; nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân trong sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, luật này sẽ giúp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế..."
3.3.1. Tác động về kinh tế
Luật thuế bảo vệ môi trƣờng đã quy định thuế cho các nguồn nguyên liệu hóa thạch nhƣ xăng, dầu, khí đốt, than đá, những nguồn nguyên liệu lâu nay vẫn là nguồn năng lƣợng chủ yếu. Một điều tất yếu là Luật thuế bảo vệ môi trƣờng ra đời sẽ ảnh hƣởng đến nền kinh tế của nƣớc ta.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Luật thuế sẽ góp phần gia tăng giá của các mặt hàng nhƣ xăng, dầu, than đá. Theo kết quả điều tra cho thấy 95,5% ngƣời dân cho rằng khi luật thuế bảo vệ môi trƣờng đƣợc áp dụng sẽ làm tăng giá cả. Thuế bảo vệ môi trƣờng là thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng tác động xấu tới môi trƣờng, do vậy đối tƣợng chịu ảnh hƣởng từ Luật thuế môi trƣờng nhiều nhất sẽ là ngƣời tiêu dùng.
Thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về bảo vệ môi trƣờng, Chính phủ đã ban hành quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về phê duyệt “Chƣơng trình cải cách hệ thống thuế” với mục tiêu tổng quát xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã
hội chủ nghĩa. Trong đó, thuế bảo vệ môi trƣờng mà đối tƣợng chịu thuế là sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, mức thuế đƣợc xác định phù hợp với từng loại thuế và chính sách phát triển kinh tế trong từng thời kì. Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trƣờng sẽ hỗ trợ cho bảo vệ, khôi phục môi trƣờng.
Theo báo cáo đánh giá tác động Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, bản phụ lục về số liệu thuế, phí môi trƣờng cho thấy năm 2008 phí bảo vệ môi trƣờng thu đƣợc là 1.224.000 triệu đồng, phí xăng dầu thu đƣợc năm 2009 là 8.963 tỉ đồng. Mức thu thuế bảo vệ môi trƣờng dự kiến đƣợc trình bày trong bảng 3.3 dƣới đây. Với mức thuế trên ngân sách nhà nƣớc sẽ tăng thêm, nguồn ngân sách hỗ trợ cho việc cải tạo, khắc phục hậu quả các sự cố môi trƣờng, dự kiến ít nhất hàng năm sẽ bổ sung ngân sách 14 tỷ đồng, nếu ứng với mức thuế tối đa con số này có thể đạt 56 tỷ đồng [3].
Bảng 3.3: Số thu thuế môi trƣờng dự kiến [3]
STT Sản phẩm Sản lƣợng tính thuế Mức thuế tối thiểu (đ/lít/kg) Mức thuế tối đa (đ/lít) Tiền thuế tƣơng ứng mức thuế tối thiểu (tỷ đồng) Tiền thuế tƣơng ứng mức thuế tối đa (tỷ đồng) 1 2 3 4 7 6=3x4 7=3x5 1 Xăng (triệu lít) 7,537.0 1,000 4,000 7,537 30,148.2 2 Diesel (triệu lít) 8,050.6 500 2,000 4,025 16,101.1 3 Mazut (nghìn tấn) 1,029.4 300 2,000 2.0 2,058.8 4 Dầu hoả (triệu lít) 85.8 3,000 2,000 257 171.5 5 Nhiên liệu bay (triệu lít) 813.4 1,000 3,000 813 2,440.2 6 Than (nghìn tấn) 43,000.0 6 30 258 1,290.0 7 Dung dịch HCFC (nghìn tấn) 3.0 1,000 5,000 3 15.0 8 Túi nhựa xốp (ngàn tấn) 2,300.0 600 2,000 1,380 4,600.0
Mặc dù thuế môi trƣờng đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách bảo vệ môi trƣờng nhƣng vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá về mức thu thuế với các mặt hàng nhƣ xăng, dầu và than.
Hiện nay dầu và than đang là nguyên liệu để sản xuất điện cho các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam. Theo Nguyễn Khánh Linh (2011) mức chi phí tăng thêm do đánh thuế bảo vệ môi trƣờng đối với nguyên liệu than ở các nhà máy nhiệt điện còn khá thấp vì thế mục tiêu giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ than chƣa đƣợc triệt để. Bảng 3.4 dƣới đây thể hiện chi tiết chi phí tăng thêm khi đánh thuế môi trƣờng vào nhiên liệu đầu vào tại một số nhà máy nhiệt điện ở nƣớc ta.
Bảng 3.4: Chi phí tăng thêm khi đánh thuế bảo vệ môi trƣờng đối với nhiên liệu đầu vào [14]
TT Tên nhà máy Lƣợng nhiên liệu để sản xuất 1kWh điện Nhiên liệu Mức thuế nhiên liệu tƣơng ứng Chi phí tăng thêm (đồng/1kWh điện) 1 Nhiệt điện
Nghi Sơn 436g/kWh Than cám 5
20.000- 50.000 đồng/tấn 8,72 - 21,8 2 Nhiệt điện Sơn Động 1.667g/kWh Than cám 5 20.000- 50.000 đồng/tấn 33,34 - 83,35 3 Nhiệt điện Ninh Bình II 448g/kWh Than cám 5 20.000- 50.000 đồng/tấn 8,96 - 22,4
4 Nhiệt điện Amata
Biên Hòa 0,313lit/kWh Dầu DO
500 - 2000
đồng/ lit 156,5 - 626
5 Nhiệt điện
Hiệp Phƣớc 0,75lit/kWh Dầu FO
300 - 2000
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng khi đánh thuế với than ở mức 10.000 đến 50.000 đ/1 tấn cũng không làm tăng chi phí sản xuất điện lên đáng kể, than lại là nguyên liệu gây ô nhiễm môi trƣờng rất lớn, nhƣ vậy mức thuế nhà nƣớc đƣa ra liệu có đảm bảo đƣợc mục tiêu hạn chế sử dụng năng lƣợng hóa thạch đối với than. Theo điều tra có 32,3% ý kiến cho rằng với mức thuế suất đối với than từ 10.000 đến 50.000đ/ tấn là cao vì than đã chịu rất nhiều thuế và phí khác nhau nhƣ thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trƣờng do khai thác khoáng sản, thuế giá trị gia tăng, phí khí thải, nếu thêm cả thuế bảo vệ môi trƣờng nữa thì quá nhiều, nhƣ vậy sẽ khiến giá cả tăng cao vì than là nguyên liệu đầu của các ngành sản suất. Trong khi 34,6% ý kiến lại cho rằng mức thuế với than nhƣ vậy là quá thấp, vì than là sản phẩm gây ô nhiễm nặng nề, cần có một biện pháp mạnh để hạn chế sử dụng sản phẩm này. Theo số liệu trong bảng phụ lục về mức thu thuế của một số nƣớc trên thế giới, mức thu thuế đối với than tại Trung Quốc từ 8,4NDT đến 37,6 NDT/1 tấn tƣơng đƣơng với mức khoảng 20.000đ đến 90.000đ. Với Philippin mức thuế với than là 0,0001Euro/1kg tƣơng ứng với khoảng 27.000đ/ tấn. Nhƣ vậy có thể thấy so với nƣớc láng giềng mức thu thuế của chúng ta chỉ bằng một nửa.
Tƣơng tự đối với xăng dầu và khí đốt, nhìn chung phản ánh của ngƣời dân với Luật thuế bảo vệ môi trƣờng có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau.Với mặt hàng xăng có đến 85/130 phiếu chiếm 65,4% cho rằng mức thuế nhƣ vậy là cao, có 31/130 chiếm 23,8% cho rằng nhƣ vậy là hợp lý, chỉ có 10,7% cho rằng mức thuế nhƣ vậy là thấp. Khi đem so sánh ta có thể thấy mức chênh lệch về mức thu thuế giữa than và xăng. Theo cách tính thì mức thu thuế với xăng bằng 25% giá bán, còn với than chỉ từ 1-5% giá bán. Nhƣ vậy có thể thấy mức thuế với than thấp hơn nhiều so với xăng. Xăng là nhiên liệu rất phổ biến đối với ngƣời dân Việt Nam, đa phần xăng đƣợc sử dụng làm nhiên liệu chạy xe máy, ô tô phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân do vậy khi đƣợc hỏi
về mức thuế với xăng đa phần cho rằng mức thuế nhƣ vậy là cao, ảnh hƣởng nhiều tới giá bán của xăng trên thị trƣờng. Hình 3.2 dƣới đây tổng hợp ý kiến của ngƣời dân từ các phiếu điều tra về mức thuế đối với các mặt hàng xăng,