IV. Giới thiệu một số thuốc thường dùng trong nghề nuơi thủy sản
3. Kháng sinh
Kháng sinh là chất hữu cơ do vi sinh vật tiết ra, cĩ thể do thực vật, động vật hoặc tổng hợp nên bằng con đường nhân tạo và cĩ khả năng tiêu diệt, ức chế, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác ở nồng độ thấp.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh: Tất cả kháng sinh đều cĩ tác dụng định khuẩn (bacteriostatic). Với liều lượng thích hợp, sẽ ngăn cản sự tăng trưởng, sinh sản của tế bào vi trùng. Nếu dùng liều thấp hơn liều ngăn chặn sinh trưởng, thì một số tế bào vi trùng tăng kích thước, phân cắt nhiễm sắc thể nhưng khơng cĩ khả năng phân bào hồn tồn. Các vi khuẩn này kết chuỗi dài.
Những vi khuẩn dị dạng này rất nhạy cảm, dễ bị các phương tiện chống đối của cơ thể phá hủy. Một số kháng sinh khác cĩ tác dụng diệt khuẩn, phá hủy tế bào vi khuân khi cĩ điều kiện thuận lợi, người ta cịn gọi là ly khuẩn (bacteriolysis). Các tác dụng này đạt được bằng nhiều cách, tùy theo tính chất của từng loại kháng sinh.
Ví dụ: Pennicyline, người ta cho rằng, kháng sinh này ngăn cản sự tổng hợp các amino axit và chất đường trong tế bào vi khuẩn, từ đĩ phá vỡ sự tạo màng tế bào. Đối với các loại khơng cần axit amin để sinh trưởng thì kháng sinh cĩ tác dụng diệt khuẩn. Kháng sinh can thiệp vào thời điểm vi khuẩn đang tăng trưởng nhanh và phân bào làm cho vi khuẩn khơng thể tăng mật độ được. Vì vậy, nên dùng kháng sinh vào lúc cơ thể mới bị vi khuẩn xâm nhập, thì tác dụng trị bệnh mới đạt hiệu quả cao nhất.
* Nguyên tắc dùng kháng sinh:
- Kháng sinh chỉ cĩ hiệu quả đối với vi khuẩn gây bệnh, nấm và các tác nhân khác thì kháng sinh khơng cĩ hiệu quả.
- Dùng đúng nồng độ và đúng thời gian. Tốt nhất nên dùng liều cao trong thời gian ngắn.
Ví dụ: Kháng sinh dùng cho người và thú y trong 5-7 ngày: 1-3 ngày đầu dùng ở nồng đơ cao; 4-7 ngày sau dùng ở nồng độ thấp.
Càng ngày dùng kháng sinh càng giảm do: dễ tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc làm thuốc nhanh mất tác dụng.
Khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thì một số lắng đọng trong cơ thể cá làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Phối hợp kháng sinh để trị liệu: Khi cĩ nhiều bệnh cùng khởi phát hoặc nếu dùng liều kháng sinh quá lớn gây độc cho cơ thể, người ta thường phối hợp các loại kháng sinh. Theo Jawetz và ctv đã chia kháng sinh thành 2 nhĩm:
- Nhĩm 1: Gồm các kháng sinh cĩ phổ hẹp hoặc trung bình như Pennicyline, Streptomycine, Baxitracine, Neomycine.
- Nhĩm 2: Các kháng sinh cĩ phổ khuẩn rộng: Clotetracyline, Oxytetracyline, Cloramphenicol.
+ Phối hợp 2 kháng sinh trong nhĩm 1 thường cĩ tác dụng cộng lực.
+ Phối hợp 2 kháng sinh, một ở nhĩm 1 và một ở nhĩm 2 để chống vi khuẩn nhạy cảm kháng sinh nhĩm 1.
+ Phối hợp 2 kháng sinh ở nhĩm 2 cĩ thể làm tăng hiệu lực, nhưng ít khi cĩ tác dụng cộng lực hay đối kháng.
Các phối hợp thơng dụng:
• Pennicyline và Streptomycine: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+)
• Cloramphenicol và Tetracyline: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+) nhưng mạnh hơn đối với Gram (-)
• Pennicyline và Tetracyline: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+) nhưng mạnh hơn đối với Gram (+)
• Erythromycine và Tetracyline: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+) nhưng mạnh hơn đối với Gram (+)
• Tetracyline và Oleandomycine: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+) nhưng mạnh hơn đối với Gram (-)
• Tetracyline và Nistatine: để ngăn ngừa vi nấm sau khi dùng Tetracyline
• Ampicyline và Cloxacine: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+) và vi khuẩn cĩ pennicylinaza
• Clotetracyline và Cloramphenicol: Diệt vi khuẩn Gram (-) và (+) nhưng mạnh hơn với Gram (+)