Thành phần loài và thành phần dạng sống của cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 69)

thái thảm thực vật

4.1.1. Thành phần loàicủa cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật

Trong Sinh thái học cũng như Lâm học, nghiên cứu thành phần loài thực vật có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ có giá trị trong việc đánh giá giá trị về mặt tài nguyên, mà còn có ý nghĩa đánh giá tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài trong quàn xã. Đối với các thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao, việc nghiên cứu thành phần loài thực vật còn cho phép nhà nghiên cứu xác định được mức độ thoái hóa của thực bì và xu hướng diễn thế của quần xã thực vật. Việc nghiên cứu thành phần loài còn là cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định chính sách và cũng như kế hoạch phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật rừng. Tùy theo mục đích, người ta có thể nghiên cứu thành phần loài thực vật ở các mức độ khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu thành phần loài của tập đoàn cây gỗ.

Trong các địa điểm nghiên cứu, bằng phương pháp ô tiêu chuẩn, chúng tôi thống kê được 47 loài cây gỗ, thuộc 38 chi và 31 họ của lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) thuộc Ngành Hạt kín (Angiospermae). Thành phần loài cây gỗ ở các trạng thái thảm thực vật được thống kê ở Phụ lục 1. Các tên họ, tên chi, tên loài được sắp xếp theo vần chữ cái A, B, C...

Trong các trạng thái thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở phường Hà Khánh và phường Cao Xanh (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), số lượng loài trong mỗi họ rất biến động (Bảng 4.1, Hình 4.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số loài trong một họ Tổng

1 loài 2 loài 4 loài 8 loài

Số họ tương ứng 25 3 2 1 31 họ Số loài 25 6 8 8 47 Loài 0 5 10 15 20 25 S họ ơng ng 1 2 4 8 Số loài/họ

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở khu vực nghiên cứu

Ở khu vực nghiên cứu, họ nhiều loài nhất có tới 8 loài (họ Thầu dầu - Euphorbiaceae), tiếp đến có 2 họ có 4 loài (họ Dẻ - Fagaceae và họ Long não – Lauraceae), có 3 họ có 2 loài (họ Bứa – Clussiaceae, họ Trám - Burseracea và họ Cà phê - Rubiaceae) và 25 họ chỉ có một loài (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Số lượng loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở khu vực nghiên cứu

Số TT Số loài trong một họ Tổng

Họ có 1 loài Họ có 2 loài Họ có 4 loài Họ có 8 loài 1 Actinidiaceae Clussiaceae Fagaceae Euphorbiaceae 2 Altingiaceae Burseraceae Lauraceae

3 Anacardiaceae Rubiaceae 4 Apocynaceae

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Caprifoliaceae 6 Dilleniaceae 7 Dipterocarpaceae 8 Elaeocarpaceae 9 Fabaceae 10 Juglandaceae 11 Magnoliaceae 12 Meliaceae 13 Mimosaceae 14 Moraceae 15 Myristicaceae 16 Rhizophoraceae 17 Rosaceae 18 Rutaceae 19 Sapindaceae 20 Simaroubaceae 21 Sterculiaceae 22 Symplocaceae 23 Theaceae 24 Tiliaceae 25 Ulmaceae

Cộng 25 loài 6 loài 8 loài 8 loài 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số lượng các chi của cây gỗ trong mỗi họ cũng rất biến động. Có một họ có 6 chi: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), 2 họ có 2 chi: họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae) và có tới 28 họ chỉ có một chi (Bảng 4.3, Hình 4.2).

Bảng 4.3: Số lượng chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở khu vực nghiên cứu

Số chi trong một họ

Tổng

1 chi 2 chi 6 chi

Số họ tương ứng 28 2 1 31 họ Số chi 28 4 6 38 chi 28 2 1 0 5 10 15 20 25 30 Số h tươ n g ứn g 1 2 6 Số chi/họ

Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn sự biến động về số chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở khu vực nghiên cứu

Nếu chỉ xét riêng tập đoàn cây gỗ, thì các trạng thái thảm thực vật cũng có sự biến động lớn về các bậc taxon. Sự phân bố của các loài, các chi, các họ cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật được thống kê ở Bảng 4.4 và biểu diễn bằng biểu đồ ở Hình 4.3

Bảng 4.4: Số lượng và tỷ lệ phần trăm về loài, chi và họ của cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số

TT Địa điểm nghiên cứu

Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Địa điểm nghiên cứu

thứ nhất 29 0,94 36 0,95 45 0,96

2 Địa điểm nghiên cứu

thứ hai 16 0,52 21 0,55 27 0,57

3 Địa điểm nghiên cứu thứ ba 14 0,45 20 0,53 23 0,49 29 36 45 16 21 27 14 20 23 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Điểm nghiên cứu thứ nhất Điểm nghiên cứu thứ hai Điểm nghiên cứu thứ ba Họ Chi Loài

Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn về số loài, số chi và số họ của cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật.

Trong đề tài này, ngoài việc nghiên cứu về thành phần loài cây gỗ, chúng tôi còn phân tích về một số chỉ tiêu Cấu trúc hệ thống (Systematic structure) của tập đoàn cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật:

- Hệ số họ (số chi trung bình của một họ). - Hệ số chi (số loài trung bình của một chi). - Số loài trung bình của một họ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47 loài. Vì vậy, hệ số chi là 1,24; hệ số họ là 1,23 và số loài trung bình của một họ là 1,52. Tuy nhiên, nếu phân tích các chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống ở từng địa điểm nghiên cứu, thì có sự biến động khá lớn giữa các trạng thái thảm thực vật.

Ở phường Cao Xanh, thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất có hệ số họlà 1,24; hệ số chi là 1,25 và số loài trung bình của một họ là 1,55. Thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ hai có hệ số họ là 1,31; hệ số chi là 1,29 và số loài trung bình của một họ là 1,69. Còn thảm thực vật ở phường Hà Khánh (điểm nghiên cứu thứ ba), các chỉ tiêu nói trên tương ứng là: 1,43; 1,15 và 1,64 (Bảng 4.5, Hình 4.4).

Như vậy, hệ số họ dao động từ 1,24 đến 1,43. Hệ số chi dao động từ 1,15 đến 1,29, còn số loài trung bình của một họ dao động trong khoảng 1,55 - 1,69

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về cấu trúc hệ thống của cây gỗ trong các trạng thái thảm thực vật

Số

TT Trạng thái thảm thực vật Hệ số họ Hệ số chi bình của một họ Số loài trung

1 Địa điểm nghiên cứu thứ nhất 1,24 1,25 1,55 2 Địa điểm nghiên cứu thứ hai 1,31 1,29 1,69 3 Địa điểm nghiên cứu thứ ba 1,43 1,15 1,64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

Điểm nghiên cứu thứ nhất

Điểm nghiên cứu thứ hai

Điểm nghiên cứu thứ ba

Hệ số họ Hệ số chi

Số loài TB của một họ

Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn một số chỉ tiêu cấu trúc hệ thống trong các trạng thái thảm thực vật

Điểm nghiên cứu thứ nhất (phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long)

Trong quá trình điều tra thực địa, đối với thảm thực vật ở địa điểm nghiên cứu thứ nhất, chúng tôi xác định được 45 loài cây gỗ, thuộc 36 chi chi và

29 họ (Phụ lục 3).

Trong trạng thái thảm thực vật này, chỉ tiêu về số loài trong một họ, số chi trong một họ rất biến động (Bảng 4.6, Bảng 4.7).

Bảng 4.6: Sự biến động về số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất (phường Cao Xanh – TP Hạ Long)

Số loài trong một họ Tổng

1 loài 2 loài 4 loài 8 loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số họ tương ứng 23 3 2 1 29 họ

Số loài 23 6 8 8 45 loài

Họ có nhiều loài nhất trong thảm thực vật này là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) (8 loài), tiếp đó là 2 họ có 4 loài: họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), có 3 họ có 2 loài: Họ Bứa (Clussiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Số họ còn lại (23 họ), mỗi họ chỉ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một loài: Họ Dương đào (Actinidiaceae), họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Kim Ngân (Caprifoliaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Đước (Rhizophoraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Nhãn (Sapindaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Chè (Theaceae), họ Cò ke (Tiliaceae) và họ Ngát (Ulmaceae) (Phụ lục 3).

Ở điểm nghiên cứu này, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có số chi lớn nhất (6 chi), họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae) có 2 chi. Số họ có một chi có số lượng nhiều nhất (16 họ) (Bảng 4.7)

Bảng 4.7: Sự biến động về số chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất (phường Cao Xanh – TP Hạ Long)

Số chi trong một họ Tổng

1 chi 2 chi 6 chi

Số họ tương ứng 26 2 1 19 họ

Số chi 26 4 6 36 Chi

Xét về cấu trúc không gian, quần xã thực vật ở điểm nghiên cứu này có sự phân tầng khá phức tạp. Điều đó dẫn đến sự phân hóa về thành phần các loài thực vật thích nghi với điều kiện thiếu đồng nhất, đặc biệt là sự thiếu đồng nhất về chế độ ánh sáng.

So với hai điểm nghiên cứu khác, thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất (phường Cao Xanh – thành phố Hạ Long) có tổ thành loài gỗ cây đa dạng hơn. Điều đó thể hiện ở các đặc điểm như sau:

- Xét về tính thích nghi với điều kiện chếu sáng, trong thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất, bên cạnh những loài ưa sáng, tồn tại trong giai đoạn đầu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quá trình phục hồi rừng như đom đóm (A. tiliaefolia), bọ nẹt (Alchornea rugosa), ba soi (Mallotus barbatus), lá nến (Macaranga denticulata), còn có nhóm loài ưa sáng có đời sống dài: chẹo (Engelhardtia roxburghiana), me rừng (Phyllanthus emblica), lọng bàng (Dillenia heterosepala) và có nhóm loài cây gỗ trung sinh: Dẻ gai (Castanopsis armata), trám trắng (Canarium album), trám chim (C. tonkinensis)…

- Khác với điểm nghiên cứu thứ hai và điểm nghiên cứu thứ ba, trong thành phần cây gỗ ở điểm nghiên cứu này, tính ưu thế thuộc về một nhóm loài: ba soi (Mallotus barbatus), lá nến (Macaranga denticulata), me rừng (Phyllanthus emblica), lọng bàng (Dillenia heterosepala), dẻ (Castanopsis armata, C. tessellata, Lithocarpus elegan) và sau sau (Liquidambar formosana).

- Nếu như trong thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ hai và điểm nghiên cứu thứ ba, phần lớn cây gỗ là những cây ưa sáng, mọc nhanh, có kích thước nhỏ, thì trong thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất tồn tại một số các loài cây chịu bóng, có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao: lim xẹt

(Peltophorum dasyrrachis), ngát (Gironniera subaequalis), dẻ gai (Castanopsis armata) và dẻ đỏ (Lithocarpus elegans).

Tuy nhiên, trong thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ nhất, những loài cây gỗ ưa sáng, có kích thước nhỏ có tỷ lệ khá cao: thàu táu (Aporosa microcalyx), gạc hươu (Wendlandia glabrata), hoắc quang (W.paniculata), lá nến (Macaranga denticulata), bùm bụp (Mallotus apelta), màng tang (Litsea cubeba), bời lời (L. glutinosa), cò ke (Grewia paniculata), mé (Microcos sp.), Sơn (Toxicodendron succedanea), ba soi (M. barbatus), me rừng (Phyllanthus emblica), thành ngạnh (Crotoxylum cochinchinensis)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong trạng thái thảm thực vật này có 27 loài cây gỗ, thuộc 21 chi và 16 họ (Bảng 4.4). Về cấu trúc hệ thống (Systematic structure), thảm thực vật này có hệ số họ là 1,31; hệ số chi là 1,29 và số loài trung bình trong một họ là 1,69 (Bảng 4.5).

Ở điểm nghiên cứu này có từ 1 – 7 loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật (Bảng 4.8)

Bảng 4.8 : Sự biến động về số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu thứ hai (phường Cao Xanh – TP Hạ Long)

Số loài trong một họ Tổng

1 loài 2 loài 3 loài 7 loài

Số họ tương ứng 12 1 2 1 16 họ

Số loài 12 2 6 7 27 loài

Họ có nhiều loài nhất trong thảm thực vật này là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) (7 loài). Họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae) đều có 3 loài. Họ Cà phê (Rubiaceae) có 2 loài. Số họ còn lại (12 họ), mỗi họ chỉ có một loài: Họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bứa (Clussiaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Chè (Theaceae) và họ Cò ke (Tiliaceae) (Phụ lục 4)

Thảm thực vật này có 27 loài cây gỗ, thuộc 21 chi, được phân bố trong 16 họ. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 6 chi. Tất cả 15 họ còn lại, mỗi họ chỉ có một chi (Phụ lục 4, Bảng 4.9). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.9 : Sự biến động về số chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu thứ hai (phường Cao Xanh – TP Hạ Long)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1 chi 6 chi

Số họ tương ứng 15 1 16 họ

Tổng số chi 15 6 21 chi

Do tác động của quá trình khai thác than mạnh mẽ hơn so với điểm nghiên cứu thứ nhất, nên trong trạng thái thảm thực vật này, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất khá cao, trong khi độ ẩm không khí và độ ẩm đất lại thấp. Đó là chưa kể đất đai bị thoái hóa nhiều. Vì vậy, thảm thực vật ở điểm nghiên cứu thứ hai có mật độ cây gỗ thấp, trong thành phần cây gỗ, chủ yếu là những loài ưa sáng, tồn tại trong thời gian ngắn trong quá trình diễn thế đi lên, những loài này thường có kích thước nhỏ, có giá trị kinh tế thấp: me rừng

(Phyllanthus emblica), bùm bụp (Mallotus apelta), ba soi (M. Barbatus), thàu táu (Aporosa microcalyx), sau sau (Liquidambar formosana), lá nến

(Macaranga denticulata), bọ nẹt (Alchornea rugosa), đom đóm (A. tiliaefolia), màng tang (Litsea cubeba), thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis)...

Ngoài ra, so với điểm nghiên cứu thứ nhất, các loài cây gỗ trong thảm thực vật này cũng biểu hiện rõ tính ưu thế hơn, với các loài chủ yếu: bùm bụp

(Mallotus apelta), ba soi (M. Barbatus), thàu táu (Aporosa microcalyx), lá nến

(Macaranga denticulata), bọ nẹt (Alchornea rugosa), đom đóm (Alchornea tiliaefolia) và cả những loài ưa sáng định cư: me rừng (Phyllanthus emblica), lim xẹt (Peltophorum dasyrrachis), trâm (Syzygium brachyatum), bông bạc

(Vernonia arborea)… Các loài cây gỗ này đều là những loài có kích thước trung bình và nhỏ, ưa sáng, sống tạm cư trong giai đoạn đầu của quá trình diễn thế phục hồi rừng.

Điểm nghiên cứu thứ ba (phường Hà Khánh – thành phố Hạ Long)

So với điểm nghiên cứu thứ nhất và điểm nghiên cứu thứ hai, thảm thực vật ở địa điểm nghiên cứu thứ ba có số loài cây gỗ giảm (23 loài, chiếm tỷ lệ 48,94 % số loài cây gỗ trong vùng nghiên cứu). Các loài cây gỗ này được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phân bố trong 20 chi và 14 họ (Phụ lục 5). Phần lớn cây gỗ này đều thuộc những loài có kích thước nhỏ, ưa sáng, với mật độ thấp (mật độ trung bình 318 cây/ ha)..

Từ đặc điểm ngoại mạo của đất (đất bạc màu, trơ sỏi đá, nhiều kết von, kém kết cấu, tầng mùn rất mỏng, không có tầng thảm mục), có thể xác định được tính chất thoái hóa nặng của đất: đặc điểm lý, hóa và sinh học của đất kém do cường độ rửa trôi, xói mòn mạnh trong điều kiện thảm thực vật có độ che phủ rất thấp (45%)..

Về cấu trúc hệ thống (Systematic structure), thảm thực vật ở điểm nghiên cứu này này có hệ số họ là 1,43; hệ số chi là 1,15 và số loài trung bình trong một họ là 1,64 (Bảng 4.6).

Số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu này dao động từ 1 – 6 loài (Bảng 4.10)

Bảng 4.10: Sự biến động về số loài cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu thứ ba (phường Hà Khánh – TP Hạ Long)

Số loài trong một họ Tổng

1 loài 2 loài 3 loài 6 loài

Số họ tương ứng 10 2 1 1 14 họ

Số loài 10 4 3 6 23 loài

Họ có nhiều loài nhất trong thảm thực vật này là họ Thầu dầu - Euphorbiaceae (6 loài), họ Dẻ (Fagaceae) có 3 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Long não (Lauraceae) có 2 loài. Mười họ còn lại, mỗi họ chỉ có một loài: họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Chè (Theaceae) và họ Cò ke (Tiliaceae) (Phụ lục 5).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dao động (Bảng 4. 11).

Bảng 4.11: Sự biến động về số chi của cây gỗ trong mỗi họ thực vật ở điểm nghiên cứu thứ ba(phường Hà Khánh – TP Hạ Long)

Số chi trong một họ Cộng

1 chi 2 chi 6 chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số họ tương ứng 12 1 1 14 họ

Số chi 12 2 6 20 chi

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có nhiều chi nhất (6 chi). Họ Dẻ (Fagaceae) có 2 chi. Mười hai họ còn lại, mỗi họ chỉ có một chi: họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Chè (Theaceae) và họ Cò ke (Tiliaceae) (Phụ lục 5)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 69)