Nghiên cứu phục hồi rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Giống với nhận định của Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993)[33], Trần Cẩm Tú (1998)[57] cũng cho rằng: Nếu xúc tiến tái sinh tự nhiên, thì có thể đảm bảo việc phục hồi rừng, đáp ứng mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

Khi nghiên cứu phục hồi lại rừng đầu nguồn sông Đà, Lâm Phúc Cố (1994) đã đưa ra đề nghị: ở những nơi đất khó có khả năng tái sinh tự nhiên thì trồng rừng là biện pháp lâm sinh cần thiết, chọn phương thức trồng rừng hỗn giao nhiều lồi với các lồi cây thích nghi với điều kiện đồi núi trọc (Dẫn theo Nguyễn Hoàng Yến, 2010)[63]. Lê Đồng Tấn (2003)[42] khi nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn La, đã đưa đến kết luận: Nhìn chung, các quần thể rừng thứ sinh kém đa dạng và phong phú, hiếm có các lồi gỗ q.

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều đưa ra nhận định rằng: rừng phục hồi tự nhiên tuy có năng suất thấp hơn rừng trồng, nhưng khả năng bảo vệ mơi trường tốt hơn vì rừng tự nhiên là những quần thể hỗn loài, nhiều tầng, với bền vững cao hơn: Phùng Ngọc Lan (1991)[35], Võ Đại Hải (1994)[21]. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994)[67] đã nghiên cứu quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phục hồi tự nhiên thảm thực vật từ các trạng thái thực bì kiểu IA, IB, IC, IIA, IIB (theo phân loại của Loschau, 1966) và đưa ra nhận xét: Trong suốt quá trình phục hồi rừng trước khi đạt tới giai đoạn thuần thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình tự phục hồi thảm thực vật rừng, quy luật này biểu hiện chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn. (Dẫn theo Nguyễn Hồng Yến, 2010)[63]

Lâm Phúc Cố (1994, 1996)[9] nghiên cứu diễn thế rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông, Mù Căng Chải, Yên Bái đã cho rằng, tổ thành loài tăng dần theo các thời gian phát triển, ở giai đoạn 10 tuổi, rừng phục hồi có một tầng cây gỗ giao tán, với độ tàn che 0,4 (Theo Nguyễn Hoàng Yến, 2010)[63].

Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong một số trạng thái thực bì ở thị xã Cẩm Phả và huyện Hồnh Bồ (tỉnh Quảng Ninh), Nguyễn Thế Hưng (2003)[18] nhận xét: “Trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng phục hồi tự nhiên, thành phần loài cây ưa sáng cực đoan giảm nhường chỗ cho nhiều lồi cây ưa sáng sống định cư và có đời sống dài chiếm tỷ lệ lớn, trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số lồi chịu bóng sống dưới tán rừng, đó là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế rừng”. Ông cũng

kết luận rằng, khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thảm thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thối hóa của thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)