Mật độ cây gỗ tái sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 86)

S I= 2C/ (A + B)

4.3.1Mật độ cây gỗ tái sinh

Trong Lâm học cũng như trong Sinh thái học, mật độ cây gỗ tái sinh là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu xu hướng diễn thế của thảm thực vật nói chung và q trình phục hồi rừng nói riêng.

Kết quả định lượng mật độ cây gỗ tái sinh (cây/ha) trong các trạng thái thảm thực vật ở ba địa điểm nghiên cứu được thống kê ở Bảng 4.14 và biểu diễn trên biểu đồ ở Hình4.6

Bảng 4.14: Mật độ cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật

TT Địa điểm nghiên cứu Mật độ cây gỗ tái sinh (cây)/ha

Thấp nhất Cao nhất Trung bình

1 Điểm nghiên cứu thứ nhất 2769 4934 3996 2 Điểm nghiên cứu thứ hai 2376 4276 3134 3 Điểm nghiên cứu thứ ba 1970 3056 2189

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Điểm nghiên cứu thứ nhất

Điểm nghiên cứu thứ hai

Điểm nghiên cứu thứ ba

Thấp nhất Trung bình Cao nhất

Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn mật độ cây gỗ tái sinh (cây/ha) trong các trạng thái thảm thực vật

Mật độ của cây gỗ tái sinh (cây/ha) trong các trạng thái thảm thực vật thoái hoá do tác động của quá trình khai thác than ở phường Cao Xanh và phường Hà Khánh – thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có sự biến động lớn. Sự biến động này không chỉ thể hiện ở sự chênh lệch về mật độ cây gỗ tái sinh giữa các trạng thái thảm thực vật, mà còn thể hiện ở sự chênh lệch về mật độ cây gỗ tái sinh ngay trong mỗi trạng thái thảm thực vật.

Ở điểm nghiên cứu thứ nhất, mật độ cây tái sinh thấp nhất là 2769 cây/ha, mật độ cao nhất là 4934 cây/ha, mật độ trung bình 3996 cây/ha. Ở điểm nghiên cứu thứ hai, cây tái sinh có mật độ thấp nhất: 2376 cây/ha, mật độ cao nhất: 4276 cây/ha, mật độ trung bình 3134 cây/ha. Cịn ở điểm nghiên cứu thứ ba, mật độ cây tái sinh biến thiên trong khoảng từ 1970 – 3056 cây/ha, mật độ trung bình: 2189 cây/ha.

Như vậy, trong ba trạng thái thảm thực vật, mật độ trung bình cây tái sinh (cây/ha) giảm dần theo trật tự: Điểm nghiên cứu thứ nhất - Điểm nghiên cứu thứ hai - Điểm nghiên cứu thứ ba (Bảng 4.14).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự khác biệt về mật độ cây gỗ tái sinh trong các thảm thực vật bị chi phối bởi các nhân tố hữu sinh (Độ che phủ của thảm thực vật, nguồn gieo giống của cây gỗ, mật độ của cây gỗ trong tầng cây cao, mật độ của các loài cây bụi và thảm tươi, mức độ tác động của con người…). Các nhân tố hữu sinh này lại ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm của các nhân tố vô sinh (chế độ nhiệt, ẩm, ánh sáng, điều kiện thổ nhưỡng, lượng nước ngầm…).

Nhìn chung, sự tác động của quá trình khai thác than đối với thảm thực vật ở phường Cao Xanh và phường Hà Khánh – Thành phố Hạ Long khá mạnh, làm giảm độ che phủ của thực bì, nên cả ba trạng thái thảm thực vật được nghiên cứu đều có điều kiện tiểu khí hậu bất lợi (cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ khơng khí cao, độ ẩm khơng khí thấp), điều kiện thổ nhưỡng khơ cằn, nóng và nghèo dinh dưỡng (do q trình rửa trơi, xói mịn mạnh). Ngồi ra, trong các trạng thái thảm thực vật này, cây gỗ trên tầng cây cao lại có mật độ thấp, sức sống kém. Tất cả các điều kiện đó là nguyên nhân dẫn đến cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật có mật độ thấp (mật độ cao nhất không quá 5000 cây/ha, mật độ thấp nhất không quá 2000 cây/ha). Đặc biệt, ở điểm nghiên cứu thứ ba, cây tái sinh có mật độ rất thấp (mật độ trung bình chỉ đạt 2189 cây/ha).

Kết quả điều tra về mật độ cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật thoái hoá do tác động của quá trình khai thác than ở phường Cao Xanh, phường Hà Khánh – thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng không giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Hưng [18] và Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Thị Hải Âu [19] về mật độ cây gỗ tái sinh trong các kiểu thảm thực vật thối hóa ở các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh.

4.3.2. Tổ thành loài cây gỗ trong lớp tái sinh tự nhiên

Đặc điểm chung nhất của cả ba trạng thái thảm thực vật được nghiên cứu là cây gỗ tái sinh chủ yếu thuộc các lồi có kích thước nhỏ, ưa sáng, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị kinh tế và giá trị sử dụng thấp.

Ở điểm nghiên cứu thứ nhất, quần xã thực vật có 25 lồi cây gỗ tái sinh, với tổ thành như sau:

25 loài : 2,0 thành ngạnh + 1,7 màng tang + 1,5 bùm bụp + 1,4 lọng bàng + 1,2 thàu táu + 1,1 lá nến + 1,1 các loài khác.

Rõ ràng, trong lớp cây gỗ tái sinh, hầu hết là các lồi có kích thước trung bình, có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng gỗ không cao: thành ngạnh

(Cratoxylum cochinchinensis), màng tang (Litsea cubeba), bùm bụp (Mallotus apelta), lọng bàng (Dillenia heterosepala), thàu táu (Aporosa microcalyx), lá nến (Macaranga denticulata), me rừng (Phyllanthus emblica), chẹo (Engelhardtia roxburghiana), trâm (Syzygium brachyatum)... Ngược lại, lại

thiếu vắng một số loài vốn chiếm ưu thế trong thảm thực vật rừng ở Quảng Ninh: lim (Erythrophloeum fordii), dổi (Tssongiodendron odorum), hoặc một số lồi có tần số rất thấp: các lồi thuộc các chi Castanopsis, Lithocarpus (họ Dẻ - Fagaceae). Nguyên nhân chủ yếu là, độ che phủ của thực bì giảm đáng kể, ngoài ra các điều kiện khác (nguồn gieo giống, thổ nhưỡng và tiểu khí hậu) cũng bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho sự phát triển của các loài này.

Trong khi ở điểm nghiên cứu thứ nhất có 25 lồi cây gỗ tái sinh, thì ở hai điểm nghiên cứu còn lại, số loài cây gỗ tái sinh có sự giảm mạnh (Ở điểm nghiên cứu thứ hai, chỉ có 16 lồi, cịn điểm nghiên cứu thứ ba chỉ có 13 lồi cây gỗ tái sinh). Điều đáng nói là, trong điểm nghiên cứu thứ hai và điểm nghiên cứu thứ ba, trong thành phần loài cây tái sinh, phần lớn gồm các lồi ưa sáng, có độ ưu thế rất cao như màng tang (Litsea cubeba), ba soi (Mallotus barbatus), thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), lá nến (Macaranga denticulata), gạc hươu (Wendlandia glabrata), me rừng (Phyllanthus emblica),

chẹo (Engelhardtia roxburghiana), trâm (Syzygium brachyatum), thàu táu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ thành loài cây gỗ trong lớp tái sinh ở điểm nghiên cứu thứ hai được xác định như sau:

16 loài: 2,1 màng tang + 2,0 lá nến + 1,5 thàu táu + 1,2 me rừng + 0,9 ba soi + 2,1 các lồi khác.

Cịn tổ thành loài cây gỗ tái sinh trong điểm nghiên cứu thứ ba là:

13 loài: 2,1 thàu táu + 1,8 ba soi + 1,7 thàu táu + 1,4 lá nến + 1,3 thành ngạnh + 1,7 các loài khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 86)