Phường Hà Khánh nằm ở phía đơng Thành phố Hạ Long ; phía Đơng tiếp giáp với phường Hà Lầm, phường Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả) ; phía Tây tiếp giáp với phường Cao Thắng, phường Cao xanh và xã Thống Nhất (huyện Hồnh Bồ); phía Nam giáp phường Hà Phong, phường Hà Tu; phía Bắc giáp xã Vũ Oai (huyện Hồnh Bồ).
Phường Hà Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên 3182,79 ha. Phường có 1.733 hộ, với 7.112 nhân khẩu, được chia thành 05 khu phố, 01 thôn Làng Khánh và 43 tổ dân.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Phường phát triển khá ổn định. Số hộ làm kinh tế giỏi tăng nhanh, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hàng năm tăng trên 8,5%, thu ngân sách hàng năm đều vượt kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạch. Trên địa bàn phường có tuyến đường tỉnh lộ 337 chạy qua và trên 85% tuyến đường trong khu dân cư đã được bê tơng hóa đảm bảo việc đi lại thuận lợi cho nhân dân. Bên cạnh đó, cơng tác giáo dục và y tế cũng được quan tâm phát triển
Nhận xét chung:
Tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói chung có nhiều thuận lợi lớn và cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội: tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển (tài nguyên sinh vật biển và phát triển du lịch), tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là than đá, đá vôi …), tài nguyên rừng và sinh vật rừng.
Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cịn có hệ sinh thái tự nhiên biển với nhiều cảnh quan có giá trị về đa dạng sinh học và mặt thẩm mỹ là động lực cho phát triển du lịch.
Sự đa dạng về tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh rừng và sinh vật rừng là những điều kiện thuận lợi cho thành phố Hạ Long phát triển diện tích đất lâm nghiệp và phục hồi rừng tự nhiên.
Tuy nhiên, trong những năm qua, sự khai thác các nguồn tài nguyên này một cách bừa bãi, thiếu kế hoạch đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự phát triển bền vững (Tài nguyên cạn kiệt, đặc biệt là tài nguyên rừng và sinh vật rừng, tài nguyên than đá). Đặc biệt, sự tác động nhiều mặt của quá trình khai thác than ở thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã hình thành nhiều trạng thái thảm thực vật thối hố, với các mức độ khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU