Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng giống đậu tương tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 43 - 45)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu

3.1.2.Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu

Xác định thời gian sinh trưởng của các giống là cơ sở để bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng và mùa vụ. Thời gian sinh trưởng của giống dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng giống, từng vụ, từng điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Trong thí nghiệm chúng tôi theo dõi 2 giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của đậu tương đó là giai đoạn ra hoa và giai đoạn chín. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng được trình bầy ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương

Đơn vị: Ngày

TT Tên dòng giống

VỤ XUÂN VỤ HÈ THU

Thời gian từ gieo đến Thời gian từ gieo đến

Nẩy mầm Ra hoa Chín Nẩy mầm Ra hoa Chín 1 DT84 (Đ/C) 7 37 95 7 34 87 2 DT 2008 10 45 114 8 40 98 3 ĐVN 10 9 39 94 8 38 87 4 ĐVN 11 9 39 94 7 38 88 5 ĐVN 6 9 38 98 8 38 88 6 ĐVN 14 7 35 94 6 32 85 7 EO 89-8 8 39 99 7 38 90 8 EO 58-4 9 38 97 7 38 90 9 EO85-10 9 38 97 7 39 90 10 99084 – A28 8 37 97 7 38 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giai đoạn từ gieo đến ra hoa

Hoa của đậu tương thường bắt đầu được hình thành từ đốt thân chính thứ 4 đến đốt thứ 8 trở lên. Thời gian nở hoa của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và thời vụ gieo trồng. Khi cây bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây đậu tương bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực, tức là giai đoạn phát triển của các cơ quan sinh sản như hoa, quả, hạt. Tuy vậy, các cơ quan sinh dưỡng vẫn tiếp tục phát triển mạnh, vì vậy, cây đậu tương cần nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này, nốt sần cũng được hình thành mạnh tăng cường khả năng cố định đạm, cung cấp phần lớn lượng đạm cho cây, đến khi ra hoa sẽ là lúc chiều cao cây và diện tích lá đạt cực đại. Giai đoạn này quyết định đến số lượng hoa nở, số quả/cây, do đó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của từng cây và quần thể cây trồng. Thời kỳ này cây rất mẫn cảm với yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm. Đậu tương ra hoa sớm hay muộn chủ yếu là do giống quyết định. Tuy nhiên, giống chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh tác động, đặc biệt đối với những giống phản ứng chặt với ánh sáng. Vì vậy, tìm hiểu thời gian ra hoa của các giống ở từng thời vụ trồng có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua nghiên cứu các giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong hai vụ năm 2012 (vụ Xuân và vụ Hè Thu) chúng tôi có nhận xét như sau:

Nhìn chung thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân đều dài hơn vụ Hè Thu, các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian từ gieo đến ra hoa muộn hơn đối chứng (DT84: 37 ngày sau gieo), biến động từ 35-45 ngày, trong đó giống DT2008 ra hoa muộn nhất (45 ngày sau gieo), tiếp đến là giống ĐVN10 (39 ngày sau gieo).

+ Vụ Hè Thu, các dòng giống đậu tương thí nghiệm ra hoa sớm hơn vụ Xuân, hầu hết các dòng giống thí nghiệm đều ra hoa muộn hơn đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chứng (DT84: 34 ngày sau gieo), các dòng giống có thời gian ra hoa biến động từ 32- 40 ngày, trong đó giống DT2008 ra hoa muộn nhất (40ngày sau gieo), giống ĐVN14 ra hoa sớm nhất (32 ngày sau gieo).

- Giai đoạn từ gieo đến chín (thời gian sinh trưởng) Thời gian từ gieo đến chín của các dòng giống đậu tương thí nghiệm vụ Xuân đều dài hơn vụ Hè Thu, do vụ Xuân giai đoạn đầu nhiệt độ, ẩm độ thấp đã kéo dài thời kỳ cây con. Nhìn chung các dòng giống đậu tương thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến dài và tương đương đối chứng ở cả 2 thời vụ.

Với thời gian sinh trưởng này các giống đậu tương thí nghiệm thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến dài ở vụ Xuân, trong vụ Hè Thu các giống này đều thuộc nhóm chín từ ngắn đến trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng giống đậu tương tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 43 - 45)