Quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng giống đậu tương tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 34 - 35)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu

2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi tuân theo quy phạm khảo nghiệm QCVN 01- 58- 2011/ BNNPTNT.[15].

 Thời vụ gieo: Vụ Xuân gieo ngày 10/2/2012 vụ Thu gieo ngày 25/6/2012.

 Làm đất: Đất được cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch 4 hàng dọc theo mặt luống.  Mật độ: 35 cây/m2  Khoảng cách: - Hàng cách hàng 35cm, - Cây cách cây 7 cm 1,4 m 5 m

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/  Phân bón: Theo quy trình: 10 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O + 500kg vôi bột/ha.

* Phương pháp bón

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 100% vôi bột + Bón thúc

- Lần 1: 50% N + 50% K2O khi cây có 1 - 2 lá thật

- Lần 2: Cách lần 1 là 12 ngày, bón nốt lượng phân còn lại  Chăm sóc

- Dặm cây: Khi cây có 2 lá thật tỉa định cây để đảm bảo mật độ. - Vun xới lần 1: Khi cây có 2 lá thật thì tiến hành làm cỏ, phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng và kết hợp bón phân.

- Vun xới lần 2: Sau lần 1 là 12 ngày, xới sâu, vun cao chống đổ cho cây kết hợp bón thúc lần 2.

- Tưới tiêu nước: Độ ẩm của đất khi gieo hạt phải đảm bảo 60-70% thì đậu tương mới mọc được. Nếu đất khô quá cần phải tưới nước trước khi gieo. Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có mưa cần phải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước lúc ra hoa và lúc phát triển hạt.

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng giống đậu tương tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)