2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu
2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi x
* Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi cây có 5 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây. Ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng 5 cây liên tiếp ( không lấy các cây ở đầu hàng).
* Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá: Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương QCVN 01-58 - 2011/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn[12].
- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Ngày ra hoa: Tính khi có 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở. + Quả và hạt chín: Tính khi có khoảng 90% số quả trên ô có vỏ quả chuyển màu nâu hoặc đen.
- Đặc điểm hình thái
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính, đo khi thu hoạch, đo 10 cây mẫu trên ô.
+ Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu trên ô.
+ Số đốt/thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu trên ô, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại
+ Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhiri Sydow)
+ Bệnh sương mai (Peronospora manshurica). Xác định trước khi thu hoạch.
Đánh giá theo 5 cấp bệnh như sau: Cấp 1: <1% diện tích lá bị hại
Cấp 3: 1-5% diện tích lá bị bệnh. Cấp 5: >5% -25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 7: >25% -50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị bệnh.
+ Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô. Xác định ở thời kỳ cây con (sau mọc khoảng 7 ngày)
+ Sâu đục quả (Eitiella zinekenella): Đếm số quả bị hại trên tổng số quả theo dõi, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Giòi đục thân (Melansgromyza sojae): Đếm số cây bị hại trên tổng số cây theo dõi, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.
+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): Đếm số lá bị cuốn trên tổng số lá điều tra, tính tỷ lệ %. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định trước thu hoạch.
- Tính chống đổ: Điều tra toàn bộ số cây đổ trên ô sâu mỗi đợt mưa to gió lớn. Đánh giá theo thang điểm 1-5 như sau:
Điểm 1: Không đổ: Các cây đều thẳng đứng. Điểm 2: Đổ nhẹ: <25% số cây bị đổ rạp.
Điểm 3: Đổ trung bình: 25-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác bị nghiêng >45%.
Điểm 4: Đổ nặng 51-75% số cây bị đổ rạp. Điểm 5: Đổ rất nặng: > 75% số cây bị đổ rạp.
- Tính tách quả: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định ở thời kỳ quả và hạt chín. Đánh giá theo thang điểm 1-5 như sau:
Điểm 1: Không có quả bị tách vỏ Điểm 2: < 25% số quả bị tách vỏ. Điểm 3: 26 – 50% số quả bị tách vỏ. Điểm 4: 51-75% số quả bị tách vỏ.
Điểm 5: >75% số quả bị tách vỏ. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
+ Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm.
+ Số quả trên cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây.
+ Số quả chắc/ cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Số quả 1 hạt/ cây: Đếm số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây.
+ Số quả 3 hạt/ cây: Đếm số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ ô. Tính trung bình 1 cây.
+ Khối lượng 1000 hạt: Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
+ Năng suất hạt (kg/ô): Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính năng suất toàn ô (gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và qui ra năng suất.
- Một số chỉ tiêu sinh lý + Chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2 đất): Xác định ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh. Mỗi công thức thí nghiệm lấy 3 cây liên tiếp, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.
Phương pháp tiến hành: Cân toàn bộ lá của 3 cây được Pb, cân 1 dm2 lá được Pa, sau đó tính chỉ số diện tích lá theo công thức:
Chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2m đất) = Pb x cây/m2 Pa x 3 x 100
+ Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây): Lấy 3 cây trên ô, rửa sạch, thấm khô nước, cân khối lượng tươi, sau đó sấy khô rồi đem cân 03 lần trọng lượng không thay đổi. Thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh.
Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây) = Pk 3 Trong đó: Pk là khối lượng khô của 3 cây mẫu.
+ Xác định số lượng nốt sần hữu hiệu (nốt sần có dịch hồng): thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh: Lấy 3 cây trên một ô (trước khi nhổ cây,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tưới đẫm nước để lấy được bộ rễ hoàn chỉnh), đếm số lượng nốt sần của 3 cây. Thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.