2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu
1.2.2.3. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền nú
Đậu tương được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời. Về diện tích trồng đậu tương chiếm 30 - 40% diện tích trồng đậu tương cả nước, nhưng năng suất lại rất thấp. Một trong những nguyên nhân của năng suất thấp là công tác chọn giống cho vùng này còn nhiều hạn chế. Đa số các nghiên cứu về giống chỉ là các kết quả về so sánh, khảo nghiệm giống sử dụng các vật liệu của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền, Viện Ngô, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Kết quả so sánh giống đậu tương của Nguyễn Hữu Tâm (2003) [13] tại Hà Giang cho biết các giống đậu tương thích hợp cho vụ Xuân và vụ Hè Thu của Hà Giang là VX93 và DN42. Giống VX93 cho năng suất trong vụ Xuân là 16,5 tạ/ha và vụ Hè Thu là 13,8 tạ/ha cao hơn giống địa phương khoảng 30%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trần Đình Long và cs (1994) [9] đã công bố kết quả khu vực hoá giống M103 cho biết: Giống M103 không những thích hợp cho cả 3 vụ ở đồng bằng mà còn cho năng suất cao và ổn định tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc, năng suất biến động từ 60 - 80 kg/sào Bắc Bộ.
Nghiên cứu của Đào Quang Vinh và các cs (1994) [18] cho biết giống đậu tương VN1 được Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo cũng có khả năng thích ứng rộng cả đồng bằng, trung du và miền núi, có thể cho năng suất đạt tới 14 tạ/ha tại tỉnh Tuyên Quang và 18 tạ/ha tại tỉnh Cao Bằng.
Lê Song Dự và các cs (1998) [3] khảo nghiệm giống đậu tương ĐT93 cho biết giống này cũng thích ứng rộng và có thể trồng 3 vụ trong năm, năng suất có thể đạt 15 - 18 tạ/ha trên đất Hà Bắc và Bắc Thái (cũ).
Tác giả Trần Thanh Bình và các cs ( 2006) [1] cho biết giống ĐT22 và DT96 là 2 giống đậu tương phù hợp với sản xuất ở vùng miền núi phía Bắc (Điện Biên). Giống ĐT22 cho năng suất trung bình 18,2 tạ/ha trong vụ hè thu và 14,3 tạ/ha trong vụ xuân. Giống DT96 đạt năng suất trung bình 17,3 tạ/ha vụ Hè Thu 12,1 tạ/ha vụ Xuân. Hai giống này vượt năng suất của ĐT84 từ 12 - 24%.
Các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn sử dụng giống địa phương phổ biến trong sản xuất. Ngô Thế Dân và các cs (1999) [2] cho biết các giống đậu tương thích hợp cho vùng miền núi phía Bắc là Vàng Mường Khương, Vàng Cao Bằng Vàng Mộc Châu, Cúc Lục Ngạn, Vàng Hà Giang, Xanh Tiên Đài, Đen Bắc Hà, Xanh Tiên Yên, Cúc Chí Linh, ĐT76 (ĐH4), DT84, M103, ĐT80, VX93. Các giống mới được tạo ra trong nhưng năm gần đây đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng đậu tương các tỉnh miền núi phía Bắc (từ 6 - 7 tạ/ha lên 9 - 10 tạ/ha) diện tích gieo trồng các giống đậu tương mới còn rất ít trong sản xuất, điều đó nói lên rằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công tác chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa được quan tâm.
1.2.2.4. Tình hình sản xuất và phát triển cây đậu tương tại Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ Quốc, với tổng diện tích đất tự nhiên 791.488,92 Ha, đất nông nghiệp 153.076,40 Ha. Cùng với sự tăng trưởng của các loại cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai, sắn và các cây đậu đỗ khác thì cây đậu tương cũng là cây trồng đã và đang được chú trọng và phát triển (Niên giám thống kê, 2012) [11].
Là một tỉnh miền núi trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang gặp phải những khó khăn chính như: Địa hình có độ dốc cao, trình độ dân trí đã dần được nâng cao nhưng chưa đồng đều, kinh tế phát triển chậm, các công trình thuỷ lợi phục vục cho nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp còn chưa đầu tư kịp thời do vậy một số diện tích đất không đáp ứng đủ nhu cầu về nước tưới phải bỏ hoá, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vì vậy chưa phát huy được thế mạnh và tối đa hiệu quả đối với các vùng còn tiềm năng về quỹ đất trong sản xuất nông nghiệp.
Trong mấy năm trở lại đây cùng với sự hỗ trợ của tỉnh thông qua các chính sách cụ thể, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất cây đậu tương nói riêng, đã có sự gắn kết chặt chẽ theo chuỗi từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở quy mô 04 huyện/ 13 Huyện Thành Phố (Su Phì, Xí Mần, Yên Minh, Bắc Mê). Để giải quyết khó khăn, và khai thác thế mạnh, yếu tố thuận lợi. Tỉnh Hà Giang cần tập trung vào việc tận dụng và phát huy tối đa diện tích đất canh tác hiện có với chủ trương phát triển các loại cây trồng thích hợp cho từng vùng cụ thể, tăng cường áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp trình độ của người dân, đầu tư thâm canh tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năng suất trên đơn vị diện tích. Cây đậu tương đã được khẳng định trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh với đặc tính nổi trội là có thời gian sinh trưởng ngắn và thích hợp cho việc bố trí với nhiều cây trồng khác nhau theo các công thức luân canh cây trồng. Do vậy, diện tích, năng suất, sản lượng cây đậu tương của tỉnh trong 5 năm gần đây có chiều hướng tăng. Tình hình sản xuất đậu tương của Hà Giang trong 5 năm gần đây được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Hà Giang trong 5 năm gần đây
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)
2007 15.711,6 9,35 14.693,8
2008 19.886,4 10,51 20.899,4
2009 21.224,5 11,28 23.936,3
2010 20.810,3 11,05 22.990,6
2011 21.279,9 11,37 24.191,9
(Niên giám thống kê Tỉnh Hà Giang, 2012) [11]
Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy, năm 2007 diện tích trồng đậu tương ở Hà Giang là 15.711,6 ha, biến động đều qua các năm; Cao nhất là năm 2011 đạt 21.279,9 ha, và giảm nhẹ ở năm 2008 xuống 19.886,4 ha; năng suất biến động từ 9,35 tạ/ ha (năm 2007) và đạt 11,3 tạ/ ha (năm 2011). Do có sự tăng đáng kể về diện tích và năng suất, chính vì vậy sản lượng đậu tương tăng từ 14.693 tấn (năm 2007) tăng lên 24.191,9 tấn (năm 2011). Mặc dù có tăng về diện tích và năng suất nhưng rất thấp so với khu vực phía Bắc và cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất đậu tương tỉnh Hà Giang năm 2012
Huyện, thị Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lƣợng (tấn) TP Hà Giang 7,5 13,1 9,8 H. Bắc Quang 242,1 12,5 302,6 H. Quang Bình 416,4 12,1 502,4 H. Vị Xuyên 316,7 8,5 305,6 H. Bắc Mê 1.468,7 14,7 2.151,3 H.Xu Phì 4.898,4 12,1 5.910,7 H. Xín Mần 2.967,6 11,1 3.284,3 H. Quản Bạ 1.526,5 11,5 1.751,9 H. Yên Minh 4.139,8 12,4 5.128,1 H. Đồng Văn 2.076 10,8 2.241,8 H. Mèo Vạc 3.175,2 8,2 2.603,4
(Niên giám thống kê Tỉnh Hà Giang, 2012) [11] Qua bảng 1.5 cho thấy, diện tích sản xuất đậu tương giữa các huyện, thị trong tỉnh không đều, trong đó huyện Su Phì có diện tích trồng đậu tương đạt cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh (4.898,4 ha với năng suất là 12,1 tạ/ ha) tiếp đến là huyện Yên Minh (4.139,8 ha với năng suất là 12,4 tạ/ ha) và huyện Mèo Vạc( 3.175,2 ha với năng suất là 8,2 tạ/ ha) có diện tích thấp nhất là Thành Phố Hà Giang (7,5 ha nhưng năng suất lại rất cao 13,1 tạ/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ha). Huyện Vị Xuyên thấp thứ 2 (316,7 ha) và có năng suất thấp 8,5 ta /ha. Nguyên nhân của sự không cân đối giữa diện tích và năng suất là do.
- Các huyện có tiểu vùng khí hậu khác nhau, quỹ đất cho phát triển đậu tương còn hạn chế.
- Còn thiếu kinh phí cho công tác đầu tư cho thủy lợi, mặt khác trình độ của một phận người dân chưa đồng đều kể cả về nhận thức, chưa áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thâm canh.
- Chưa có bộ giống hợp lý để đưa vào sản xuất chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên do đất đai, kinh nghiệm....Yếu tố cần nhưng chưa đủ để phát triển cây đậu tương một cách hiệu quả và bền vững. Như vậy, để cây đậu tương trở thành cây trồng tương xứng với tiềm năng của nó trong cơ cấu cây lương thực và cây thực phẩm hiện nay của tỉnh, cần giải quyết vấn đề một cách toàn diện cả về áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như chủ trương và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp của UBND Tỉnh. Đối với cây đậu tương muốn đẩy mạnh sản xuất cần phải nghiên cứu, xác định được bộ giống thích hợp, hệ thống canh tác và cơ cấu mùa vụ thích hợp bằng các công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cho từng vùng sinh thái; Chọn tạo các giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh trong điều kiện canh tác và với mùa vụ khác nhau; Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất với các giống đậu tương thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế do điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như những hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 9 dòng giống đậu tương mới và giống DT84 làm đối chứng.
STT Tên dòng giống Cơ quan tạo ra giống
1
DT84(đ/c) Do Viện di truyền Nông nghiệp Việt
Nam chọn tạo (đột biến từ dòng lai 8 - 33) 2 EO58- 4 Dòng mới nhập nội Australia
3 EO85- 10 Dòng mới nhập nội Australia 4 EO89- 8 Dòng mới nhập nội Australia 5 99084- A28 Giống mới nhập nội Australia 6
ĐVN14
Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính ĐVN11 với Tanbachou Komo
7 ĐVN 10 Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo 8
ĐVN 11 Viện Nghiên cứu Ngô, lai giữa 2 dòng AK05 và Cúc tuyển
9
DT2008
Tác giả Mai Quang Vinh và các cộng sự, Viện Di truyền Nông nghiệp VN chọn tạo bằng phương pháp lai+ đột biến phóng xạ
10
ĐVN 6 Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo từ tổ hợp lai AK03 và DT96 theo phương pháp lai hữu tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.2. Địa điểm điều kiện và thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: * Địa điểm nghiên cứu:
Tại trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức - HuyệnVị Xuyên - Tỉnh Hà Giang.
* Điều kiện nghiên cứu:
Thí nghiệm được trồng trên đất cát pha nền tương đối cao thoát nước tốt.
* Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Hè Thu tại Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức - Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá tình hình sâu hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm.
- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình các giống đậu tương có triển vọng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 10 công thức và 3 lần nhắc lại
- Diện tích 1 ô thí nghiệm: 1,4m x 5m = 7m2
- Tổng diện tích thực tế được sử dụng cho thí nghiệm (không kể rãnh, lối đi và dải bảo vệ) 7m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải
bảo
vệ
Dải bảo vệ vệ bảo Dải
1 3 4 7 9 2 10 5 6 8 5 10 6 8 1 9 3 2 7 4 2 7 1 4 3 5 8 6 10 9 Dải bảo vệ Ghi chú: 1. CT1: Giống DT84 (đối chứng) 2. CT2: DT2008 3. CT3: ĐVN10 4. CT4: ĐVN11 5. CT5: Giống ĐVN 6 6. CT6: Giống ĐVN14 7. CT7: Giống EO89-8 8. CT8. Dòng EO58-4 9. CT9: Dòng EO85-10 10. Dòng 99084-A28
2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi tuân theo quy phạm khảo nghiệm QCVN 01- 58- 2011/ BNNPTNT.[15].
Thời vụ gieo: Vụ Xuân gieo ngày 10/2/2012 vụ Thu gieo ngày 25/6/2012.
Làm đất: Đất được cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch 4 hàng dọc theo mặt luống. Mật độ: 35 cây/m2 Khoảng cách: - Hàng cách hàng 35cm, - Cây cách cây 7 cm 1,4 m 5 m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phân bón: Theo quy trình: 10 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O + 500kg vôi bột/ha.
* Phương pháp bón
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 100% vôi bột + Bón thúc
- Lần 1: 50% N + 50% K2O khi cây có 1 - 2 lá thật
- Lần 2: Cách lần 1 là 12 ngày, bón nốt lượng phân còn lại Chăm sóc
- Dặm cây: Khi cây có 2 lá thật tỉa định cây để đảm bảo mật độ. - Vun xới lần 1: Khi cây có 2 lá thật thì tiến hành làm cỏ, phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng và kết hợp bón phân.
- Vun xới lần 2: Sau lần 1 là 12 ngày, xới sâu, vun cao chống đổ cho cây kết hợp bón thúc lần 2.
- Tưới tiêu nước: Độ ẩm của đất khi gieo hạt phải đảm bảo 60-70% thì đậu tương mới mọc được. Nếu đất khô quá cần phải tưới nước trước khi gieo. Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có mưa cần phải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước lúc ra hoa và lúc phát triển hạt.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết.
2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi cây có 5 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây. Ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng 5 cây liên tiếp ( không lấy các cây ở đầu hàng).
* Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá: Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương QCVN 01-58 - 2011/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn[12].
- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Ngày ra hoa: Tính khi có 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở. + Quả và hạt chín: Tính khi có khoảng 90% số quả trên ô có vỏ quả chuyển màu nâu hoặc đen.
- Đặc điểm hình thái
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính, đo khi thu hoạch, đo 10 cây mẫu trên ô.
+ Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu trên ô.
+ Số đốt/thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu trên ô, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại
+ Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhiri Sydow)
+ Bệnh sương mai (Peronospora manshurica). Xác định trước khi thu hoạch.
Đánh giá theo 5 cấp bệnh như sau: Cấp 1: <1% diện tích lá bị hại
Cấp 3: 1-5% diện tích lá bị bệnh. Cấp 5: >5% -25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 7: >25% -50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị bệnh.
+ Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô. Xác định ở thời kỳ cây con