Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạnh 2006 đến 2011 (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Các nhân tố tự nhiên

* Địa hình: Vùng núi và trung du Đông Bắc có địa hình không cao so với vùng Tây Bắc. Phía Tây của vùng có những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipan cao hơn 3000m. Ở phía Đông của vùng có nhiều dãy núi cao hình cánh cung mở rộng ra phía biển và chụm đầu về Tam Đảo.

* Khí hậu: Đông Bắc nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất ở nước ta. Những khó khăn đáng kể đối với khu vực này là thời tiết hay nhiễu động trong năm, đặc biệt là thời kỳ chuyển tiếp (mùa đông và mùa hè hoặc mùa hè và mùa đông) do sự va chạm giữa frông nóng và frông lạnh).

* Thuỷ văn: Nguồn nước ở đây tương đối dồi dào, chất lượng tốt. Vùng Đông Bắc có những sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Thái Bình, Kỳ Cùng, Bắc Giang, sông Cầu…. Ngoài ra còn nhiều sông nhỏ ven biển Quảng Ninh…. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông, phục vụ sản xuất và đời sống. Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực, nhìn chung tương đối khá. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo mùa và theo lãnh thổ.

* Khoáng sản: Đông Bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất ở nước ta. Ở đây có những loại khoáng sản có ý nghĩa quan trong đối với quốc gia như: than, apatit, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc… Chúng được coi là những tài nguyên quan trọng để phát triển công nghiệp khai khoáng và nhiều ngành công nghiệp khác.

* Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng của vùng chủ yếu là đất đỏ vàng hoặc thẫm đen, có nguồn gốc từ đá mẹ granít hoặc đá vôi phong hoá. Quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông, lâm nghiệp nhìn chung vào khoảng 5 triệu ha (trong đó nông nghiệp khoảng 1 triệu ha, lâm nghiệp khoảng 4 triệu ha), hiện đã sử dụng 2,4 triệu ha, chiếm 48% so với tiềm năng. Diện tích có thể tăng thêm 2,6 triệu ha (trong đó 10% dành cho cây lâu năm, 75% cho nông nghiệp). Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng Đông Bắc còn rất lớn. Không những thế, Đông Bắc còn có thể dành ra một số diện tích tương đối lớn để phát triển các khu, cụm công nghiệp và hình thành các đô thị mới.

* Đa dạng sinh học:

Về tài nguyên rừng, xưa kia đây là một trong những vùng có nhiều rừng. Hiện nay, do khai thác rừng bừa bãi và áp lực của sự gia tăng dân số, rừng gần như bị tàn phá triệt để. Rừng nguyên sinh hầu như không còn, hoặc chỉ còn rất ít ở những vùng hiểm trở. Độ che phủ của đất hiện tại chỉ

còn 17%. Do đó, việc trồng và tu bổ lại rừng là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Bắc.[10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạnh 2006 đến 2011 (Trang 44 - 46)