Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạnh 2006 đến 2011 (Trang 25 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

1.1.2.1. Khái niệm chỉ số PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng từ năm 2005 là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) tài trợ. Kể từ khi công bố, PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam dựa trên cảm nhận của khu vực kinh tế tư nhân.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn các tỉnh thành khác về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương; kết hợp dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh, thu thập được từ các nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương, chỉ số PCI cho điểm các tỉnh theo thang điểm 100.

Năm 2005, chỉ số tổng hợp này bao gồm chín chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa

các tỉnh của Việt Nam. Năm 2006 đã có thêm hai chỉ số thành phần mới được đưa vào để phản ánh hai khía cạnh quan trọng khác về nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu của các chỉ số thành phần hiện có cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Năm 2009 các chỉ số lại có sự điều chỉnh.

1.1.2.2. Phương pháp xây dựng chỉ số PCI

Phương pháp nghiên cứu có một số điểm đặc biệt góp phần làm cho kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng dễ dàng vào công tác đổi mới điều hành.

Thứ nhất, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu tới sự tăng trưởng kinh tế (những điều kiện này là các nhân tố căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng rất khó hoặc thậm chí không thể đạt được trong thời gian ngắn), kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn điều hành kinh tế tốt ở cấp tỉnh có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và những thực tiễn này còn góp phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh hoặc tại sao các tỉnh đạt kết quả phát triển kinh tế tương đồng mặc dù điều kiện truyền thống ban đầu của mỗi tỉnh này rất khác nhau. Tập trung vận dụng các thực tiễn điều hành tốt sẽ góp phần cải thiện sự phát triển kinh tế mà không nhất thiết phải đòi hỏi ngay một sự thay đổi to lớn nào về mặt hạ tầng cơ sở vật chất hay con người ở vùng đó.

Thứ hai, bằng cách chuẩn hóa điểm quanh các thực tiễn tốt nhất đã có ở Việt Nam, chỉ số PCI hướng chính quyền địa phương vào cải thiện cách điều hành của họ, không nhất thiết cứ phải dựa vào chuẩn mực lý tưởng nào về mô hình điều hành mà có thể căn cứ ngay vào những thực tiễn tốt nhất đã sẵn có ở các tỉnh bạn và ngay trong cùng một hệ thống chính trị. Vì vậy, về lý thuyết, bất cứ tỉnh nào cũng có thể đạt tới điểm tuyệt đối bằng cách áp dụng thực tiễn tốt sẵn có của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chẳng

có lý gì để biện hộ cho sự điều hành yếu kém ở tỉnh mình khi mà chính quyền của bất cứ tỉnh nào đều có thể tự cải thiện để tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn ngay tại địa phương mình.

Thứ ba, bằng cách so sánh thực tiễn điều hành kinh tế với thực tế phát triển kinh tế, chỉ số PCI cung cấp các đánh giá ban đầu về tầm quan trọng của thực tiễn điều hành đối với sức thu hút đầu tư và tăng trưởng. Cuộc nghiên cứu này là một minh chứng cụ thể về mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và đặc biệt quan trọng là với sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối quan hệ thứ hai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó nêu rõ các chính sách và thực tiễn điều hành kinh tế tốt không chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp mà còn làm lợi cho xã hội, khu vực kinh tế tư nhân năng động sẽ tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.

1.1.2.3. Thứ hạng và phân tích thứ hạng chỉ số PCI

Sau khi các chỉ số thành phần được tính trọng số thể hiện mức độ quan trọng tương đối và được chuẩn hóa về thang điểm 100, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng chỉ số tổng hợp PCI.

Việc phân thành các nhóm có ý nghĩa quan trọng hơn so với xếp hạng riêng biệt từng tỉnh. Khoảng cách giữa các nhóm là từ một phần hai điểm trở lên. Khi thay đổi cách gán trọng số khác nhau thì thành phần của từng nhóm vẫn khá ổn định và không có tình trạng một tỉnh từ nhóm này có thể nhảy sang nhóm khác, vì thế sử dụng nhóm để phân tích kết quả sẽ có ý nghĩa hơn so với việc lệ thuộc vào từng số thập phân của điểm số để phân tích.

Năm 2005, các tỉnh được xếp thành năm nhóm: 1. Tốt

3. Trung bình 4. Tương đối thấp 5. Thấp

Năm 2006 đã bổ sung thêm một nhóm mới gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với các tỉnh còn lại. Đây là nhóm tỉnh đứng đầu và được gọi là nhóm “Rất tốt”.

Năm 2008 để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh người ta sử dụng 10 tiêu chí để đánh giá nhưng từ năm 2009, thì chỉ có 9 tiêu chí được đem vào khảo sát và đánh giá, bao gồm:

1) Chi phí gia nhập thị trường 2) Tiếp cận đất đai

3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 5) Chi phí không chính thức

6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 7) Chính sách phát triển kinh tế tư nhân

8) Đào tạo lao động 9) Thiết chế pháp lý

1.1.2.4. Diễn giải các chỉ số thành phần

- Chi phí gia nhập thị trường: Đo lường về: i) thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi để đăng kí kinh doanh và xin cấp đất; ii) thời gian chờ để nhận tất cả các loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh; iii) số giấy phép đăng ký và quyết định chấp thuận cần thiết để chính thức hoạt động; iv) mức độ khó khăn theo đánh giá của doanh nghiệp để có được tất cả các giấy đăng ký, giấy phép và giấy chấp thuận.

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Đo lường về hai

khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt, đó là việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không; doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có mặt bằng kinh doanh hay không.

- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Đo lường khả năng tiếp cận

các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này hay không; các chính sách và quy định mới có có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp hay không; khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó; và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Đo

lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính; cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra.

- Chi phí không chính thức: Đo lường các khoản chi phí không chính

thức mà các doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do các chi phí không chính thức gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; việc trả các khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi của doanh nghiệp hay không; và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của các địa phương để trục lợi hay không.

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Đo lường về tính

sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân; đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

- Chính sách phát triển kinh tế tư nhân: Đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát

triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp.

- Đào tạo lao động: Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng cho người lao động nhằm phát triển các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

- Thiết chế pháp lý: Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối

với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh; liệu các thiết chế pháp lý này có được các doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết các tranh chấp hoặc nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không.

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các chỉ số thành phần trong PCI của Việt Nam

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu trong [5])

Xếp hạng PCI thể hiện tổng điểm của 9 chỉ số thành phần đã tính trọng số (hình 1.1). Các trọng số này đã được điều chỉnh lại vào năm 2009 nhằm đảm bảo chỉ số PCI phản ánh đúng những vận động của nền kinh tế và thay

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, 5%

Tính năng động, 10%

Chi phí không chính thức, 10%

Chi phí thời gian, 15%

Tính minh bạch, 20% Tiếp cận đất đai, 5% Gia nhập thi trường,

10% Thiết chế pháp lý, 5%

Đào tạo lao động, 20%

đổi trong môi trường thể chế của Việt Nam. Các trọng số được tính toán bằng quy trình thống kê. Mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng trọng số là nhằm đảm bảo chỉ số PCI được tính toán và phản ánh theo kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, cung cấp cho lãnh đạo, cán bộ các địa phương những thông tin phù hợp nhất về tác động của việc thực hiện chính sách đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân.

Các chỉ số thành phần có tác động lớn nhất tới tăng trưởng, đầu tư và mức lợi nhuận của khu vực kinh tế tư nhân có mức trọng số cao nhất là 20%. Theo đó các chỉ số thành phần ít ảnh hưởng tới các kết quả phát triển của khu vực tư nhân có mức trọng số thấp nhất là 5%. Trọng số 10% và 15% được dành cho các chỉ số có mức ảnh hưởng trung bình tới 3 biến kết quả nói trên hoặc có tác động lớn tới một biến kết quả (chẳng hạn mức lợi nhuận) trong khi lại tác động ít đến 2 biến còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạnh 2006 đến 2011 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)