Đối với Keo lai dòng B

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG LOÀI KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM GIỐNG CÂY RỪNG BA VÌ – HÀ NỘI (Trang 53 - 54)

Đây là giống quốc gia có đặc điểm sinh trưởng nhanh, thân thẳng, ít phân cành. Các công thức thí nghiệm bón thúc khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và chất lượng của dòng Keo lai BV10. Công thức thí nghiệm 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%) là phù hợp nhất đối với dòng BV10 giai đoạn rừng 20 tháng tuổi, đường kính trung bình 6,21cm, chiều cao trung bình 6,21m. Công thức đối chứng có đường kính trung bình 5,61(cm), chiều cao trung bình 5,71m.

Công thức thí nghiệm bón phân khác nhau cũng đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng của cây lâm phần rừng trồng Keo lai dòng BV10. Ở công thức 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%) có tỷ lệ sống cao, tỷ lệ cây chất lượng tốt cao nhất đạt 91,18%. Trong khi đó, công thức đối chứng (không bón phân) có tỷ lệ cây đạt chất lượng tốt là 65,22%, chênh lệch cây tốt giữa công thức tốt nhất so với công thức đối chứng là 25,96%.

3. Đối với Keo lai dòng BV16

Đây là giống quốc gia có đặc điểm thân thẳng, ít cành. Các công thức thí nghiệm bón thúc khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và chất lượng của dòng Keo lai BV16. Công thức thí nghiệm 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%) là phù hợp nhất đối với dòng BV16 giai đoạn rừng 20 tháng tuổi, đường kính D1.3 trung bình 6,02cm, chiều cao trung bình 6,16m, công thức này có tỷ lệ cây sống cao, tỷ lệ cây chất lượng tốt cao nhất (79,17%). Chênh lệch về D1.3 và Hvn giữa công thức 3 với công thức đối chứng lần lượt là 0,52cm, 0,42m. Công thức thí nghiệm bón phân khác nhau cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cây Keo lai.

4. Đối với Keo lai dòng BV32

Đây là giống tiến bộ kĩ thuật có đặc điểm sinh trưởng tốt, thân thẳng, phân cành nhiều, đường kính cành to. Các công thức thí nghiệm bón phân khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và chất lượng của dòng Keo lai BV32. Công thức thí nghiệm 4 (400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) là phù hợp nhất đối với dòng BV32 giai đoạn Keo lai 20 tháng tuổi. Chênh lệch về đường kính D1.3, chiều cao công thức đối chứng lần lượt là 0,39cm (D1.3), 0,36m (Hvn).

Công thức thí nghiệm bón phân cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cây Keo lai. Công thức 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%) có tỷ lệ cây chất lượng tốt cao nhất (87,76%) so với 5 công thức còn lại.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG LOÀI KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM GIỐNG CÂY RỪNG BA VÌ – HÀ NỘI (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w