các dòng Keo lai
Dựa vào kết quả đo đếm và sau khi tính toán trung bình mẫu về D1.3 của Keo lai trong từng ô thí nghiệm. Kết quả điều tra đường kính 1.3m của các dòng Keo lai giai đoạn 20 tháng tuổi cùng chế độ bón lót (100g NPK + 400g supelân/hố) nhưng các chế độ bón thúc khác nhau được thể hiện ở bảng 4.1 (trang sau):
Bảng 4.1: Đường kính trung bình Keo lai trong các công thức thí nghiệm bón phân
Dòng
Chỉ tiêu Lặp
Các công thức bón thúc cho Keo lai
Ct 1 Ct 2 Ct 3 Ct 4 Ct 5 Ct 6 (Đối chứng) D1.3(cm) S% D1.3(cm) S% D1.3(cm) S% D1.3(cm) S% D1.3 (cm) S% D1.3 (cm) S% BV10 1 5,73 6,25 5,81 7,43 6,00 6,82 6,20 7,64 5,82 15,05 5,60 10,04 2 5,71 5,73 5,77 8,68 5,90 7,75 6,15 5,54 5,79 8,13 5,59 9,04 3 5,71 5,70 5,79 7,10 6,10 8,14 6,21 5,36 5,81 7,23 5,61 7,48 TB 5,72 5,71 5,79 7,52 6,00 7,01 6,19 5,96 5,81 10,40 5,60 8,82 BV16 1 5,52 14,55 5,85 14,15 6,04 9,23 5,83 9,11 5,70 12,13 5,48 15,41 2 5,57 14,16 5,73 13,25 5,98 6,50 5,78 6,91 5,73 8,16 5,51 8,94 3 5,54 8,60 5,78 8,45 6,05 9,85 5,79 14,39 5,72 14,53 5,52 11,55 TB 5,54 11,60 5,79 11,63 6,02 7,65 5,80 10,04 5,72 11,41 5,50 12,91 BV32 1 5,88 7,52 5,89 6,38 5,96 10,66 6,15 7,91 5,92 13,02 5,82 7,31 2 5,86 6,07 5,92 6,02 5,95 5,92 6,21 5,98 5,90 13,94 5,80 8,48 3 5,87 8,45 5,88 7,14 5,93 4,22 6,25 4,38 5,91 8,86 5,81 8,67 TB 5,87 7,35 5,90 6,44 5,95 6,64 6,20 5,71 5,91 12,15 5,81 7,79
Dẫn liệu từ bảng 4.1 cho thấy:
Trong cùng một dòng, ở những công thức bón phân khác nhau đều có sinh trưởng đường kính khác nhau. Đường kính D1.3 của Keo lai trong cùng một dòng giữa các lặp có sự chênh lệch.
Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng đường kính D1.3 của từng dòng Keo lai, tôi tiến hành phân tích phương sai 2 nhân tố, FA nhân tố công thức thí nghiệm, FB nhân tố lặp được kết quả như sau:
Dòng BV10:
FA = 94,72 > F05 = 3,32 (k = 5, k = 13) FB = 3,53 < F05 = 4,1 (k = 2, k = 13)
Kết quả kiểm tra sai dị bằng tiêu chuẩn Fisher cho thấy FB= 3,35 < F05 = 4,1 (k = 2, k = 13) điều này chứng tỏ việc phân khối (lặp) không ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3 của Keo lai dòng BV10. Còn FA = 94,72 > F05 = 3,32 (k = 5, k = 13) nên điều này chứng tỏ các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính của Keo lai 20 tháng tuổi.
Để lựa chọn công thức bón phân phù hợp cho sinh trưởng D1.3 của dòng BV10, tôi tiến hành kiểm tra sai dị giữa cặp trị số lớn thứ nhất và lớn thứ hai (công thức bón phân 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%) và 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%), kết quả như sau:
ttính = 7,040 > t05 = 1,75 (k = 12)
Vậy, có sai dị rõ rệt giữa cặp trị số lớn thứ nhất (công thức bón phân 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)) và lớn thứ hai (công thức bón phân 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)). Nên tôi chọn công thức bón phân 400g NPK
(16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%) là công thức phân bón phù hợp với sinh trưởng và tạo điều kiện cho phát triển tốt đường kính thân cây của Keo lai của dòng BV10.
Mức độ chênh lệch về đường kính của Keo lai giữa các công thức thí nghiệm của dòng BV10 giai đoạn cây 20 tháng tuổi được mô phỏng qua biểu đồ hình cột 4.1:
Biểu đồ 4.1: So sánh sinh trưởng đường kính của Keo lai (dòng BV10) trong các công thức thí nghiệm bón phân
Từ biều đồ ta thấy tại công thức thí nghiệm 4 (bón 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) cây có sinh trưởng đường kính là lớn nhất, đường kính trung bình là 6,19 (cm), thứ hai là công thức thí nghiệm 3 (bón 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) đường kính trung bình là 6 (cm). Thứ ba công thức thí nghiệm bón 500g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, đường kính trung bình nhỏ hơn hai công thức thí nghiệm trên. Công thức đối chứng (công thức thí nghiệm 6) có đường kính D1.3 trung bình là nhỏ nhất. Như vậy, với các công thức bón phân khác nhau đều cho sinh trưởng đường kính D1.3 tốt hơn so với không bón phân. Tuy nhiên, có hiệu
quả tốt nhất ở công thức bón lót, bón thúc là 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g lân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây. Khi bón với hàm lượng lớn hơn hàm lượng trên thì tốc độ sinh trưởng đường kính cũng không tăng nhanh hơn so với công thức này. Mức độ chênh lệch về D1.3 giữa công thức 4 (công thức hiệu quả nhất) so với công thức đối chứng là 0,59cm. Mức độ chưa phải là cao song đây sẽ là tiền đề tốt cho giai đoạn sinh trưởng và phát triển của rừng sau này.
Ảnh 4.1. Keo lai dòng BV10 20 tháng tuổi
Hệ số biến động là chỉ tiêu đánh giá mức độ biến động trung bình của đại lượng quan sát. Nhìn chung các công thức thí nghiệm có S% từ nhỏ đến trung bình. Do Keo lai trồng bằng cây hom nên sinh trưởng khá đồng đều. Tuy nhiên trong 6 công thức thí nghiệm, công thức 5 khi bón thúc 500g NPK + 400g supelân thì hệ số biến động cao hơn so với các công thức còn lại, chứng tỏ cây sinh trưởng chưa đồng đều.
Dòng BV16:
FA = 83,48 > F05 = 3,32 (k = 5, k = 13) FB = 0,42 < F05 = 4,1 (k = 2, k = 13)
Từ kết quả trên cho thấy FB = 0,42 < F05 = 4,1(k = 2, k = 13) điều này chứng tỏ ở Keo lai dòng BV16 sự phân lặp không ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính D1.3. Còn FA = 83,48 > F05 = 3,32 (k = 5, k = 13) nên các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính D1.3
của Keo lai dòng BV16 trồng 20 tháng tuổi.
Để lựa chọn công thức bón phân phù hợp và các dòng phù hợp với sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai, tôi tiến hành kiểm tra sai dị giữa cặp trị số lớn thứ nhất và lớn thứ hai (công thức 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%) và công thức 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)), kết quả như sau:
ttính = 8,768 > t05 = 1,75 (k = 12)
Vậy, có sai dị rõ rệt giữa cặp trị số lớn thứ nhất (công thức bón 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400 supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) và lớn
thứ hai (công thức bón 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây). Nên tôi chọn công thức bón 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây là công thức bón phân phù hợp với sinh trưởng và tạo điều kiện cho phát triển tốt đường kính thân cây của Keo lai của dòng BV16.
Mức độ chênh lệch về đường kính của Keo lai giữa các công thức thí nghiệm của dòng BV16 giai đoạn cây 20 tháng tuổi được mô phỏng qua biểu đồ hình cột 4.2:
Biểu đồ 4.2: So sánh đường kính D1.3 của Keo lai (dòng BV16) trong các công thức thí nghiệm bón phân
Từ biều đồ ta thấy tại công thức thí nghiệm 3 (bón 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) sinh trưởng đường kính của Keo lai là lớn nhất có đường kính trung bình là 6,02 (cm), công thức thí nghiệm 2 (200g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển
(P2O5=16%)/cây) và 4 (400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400 supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây) có đường kính trung bình tương đối bằng nhau là 5,79 và 5,80(cm). Ở công thức thí nghiệm 5 (500g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) đường kính trung bình 5,72(cm) nhỏ hơn ba công thức thí nghiệm trên, công thức đối chứng (công thức thí nghiệm 6) có đường kính trung bình là nhỏ nhất. Như vậy, với các công thức bón phân khác nhau đều cho sinh trưởng đường kính tốt hơn khi không bón phân và dòng BV16 sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3 (bón
thúc là 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây), khi bón lượng phân cao hơn thì sinh trưởng đường kính Keo lai dòng BV16 cũng không tăng lên mà còn giảm đi. Vậy với công thức 4 (bón thúc 400g NPK Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển) là công thức có hiệu quả nhất với sinh trưởng D1.3 của dòng BV10 nhưng không phải là công thức có hiệu quả nhất với dòng BV16. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của phân bón đến từng dòng Keo lai có sự khác nhau.
Ảnh 4.2. Keo lai dòng BV16 20 tháng tuổi
Hệ số biến động về sinh trưởng đường kính của dòng Keo lai BV16 ở các công thức bón phân đều nhỏ hơn công thức không bón phân chứng tỏ sinh trưởng đường kính ở các công thức bón phân đồng đều hơn các công thức không bón phân.
Dòng BV32:
FA = 80,18 > F05 = 3,32 (k = 5, k = 13) FB = 0,118 < F05 = 4,1 (k = 2, k = 13)
Do FB < F05 tra bảng nên việc phân lặp khác nhau không ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai giai đoạn này. Nhưng các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai 20 tháng tuổi.
Để lựa chọn công thức bón phân phù hợp và các dòng phù hợp với sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai, tôi tiến hành kiểm tra sai dị giữa cặp trị số lớn thứ nhất và lớn thứ hai, kết quả như sau:
ttính = 724,766 > t05 = 1,75 (k = 12)
Vậy, có sai dị rõ rệt giữa cặp trị số lớn thứ nhất (công thức bón 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây) và lớn thứ hai (công thức bón 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây). Nên tôi chọn công thức bón 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây là công thức phân bón phù hợp với sinh trưởng và tạo điều kiện cho phát triển tốt đường kính thân cây của Keo lai của dòng BV32.
Mức độ chênh lệch về đường kính D1.3 của Keo lai giữa các công thức thí nghiệm của dòng BV32 giai đoạn cây 20 tháng tuổi được mô phỏng qua biểu đồ hình cột 4.3 (trang sau):
Biểu đồ 4.3: So sánh đường kính D1.3 của Keo lai (dòng BV32) trong các công thức thí nghiệm bón phân
Từ biều đồ ta thấy tại công thức thí nghiệm bón 4 (400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) sinh trưởng đường kính D1,3
là lớn nhất có đường kính trung bình là 6,20 (cm), thứ hai là công thức thí nghiệm 3 (bón 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) có đường kính D1.3 trung bình là 5,95 (cm). Ở công thức thí nghiệm 5 (bón 500g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) đường kính D1.3 trung bình 5,91(cm) nhỏ hơn hai công thức thí nghiệm trên, công thức đối chứng (công thức thí nghiệm 6) có đường kính D1.3 trung bình là nhỏ nhất. Như vậy, với các công thức bón phân khác nhau đều cho sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai tốt hơn khi không bón phân và dòng BV32 sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón thúc là 400g NPK
(16:16:8) Việt Nhật + 400g lân Văn Điển (P2O5= 16%), công thức này cũng có hiệu quả tốt nhất với sinh trưởng của dòng BV10.
Đối với dòng keo lai BV32 hệ số biến động về sinh trưởng D1.3 ở các công thức bón phân lớn hơn so với công thức không bón phân. Điều đó cho thấy ở các công thức bón phân khác nhau đều cho sinh trưởng đường kính D1.3
của Keo lai tốt hơn khi không bón phân. Nhìn chung các công thức thí nghiệm có S% từ nhỏ tới trung bình. Tuy nhiên trong 6 công thức thí nghiệm, công thức 4 khi bón thúc 400g NPK + 400g supelân có hệ số biến động nhỏ
nhất so với các công thức còn lại chứng tỏ ở công thức 4 cây sinh trưởng đồng đều nhất.
Ảnh 4.3. Keo lai dòng BV32 20 tháng tuổi
Từ kết quả bảng 4.1 trên cho thấy:
Các dòng Keo lai khác nhau khi bón cùng loại phân, liều lượng như nhau nhưng sinh trưởng đường kính Keo lai 20 tháng tuổi khác nhau. Trong ba dòng Keo lai được trồng trong mô hình thí nghiệm cho thấy: Công thức 1 (Bón lót: 100g NPK(16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 100g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) dòng BV10 và dòng BV32 có sinh trưởng đường kính gần như nhau, dòng BV16 sinh trưởng đường kính thân cây kém hơn hai dòng trên. Công thức 2 (Bón lót: 100g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 200g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) dòng BV32 có sinh trưởng đường kính D1.3 là tốt nhất. Công thức 3 (Bón lót: 100g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) ba dòng BV10, BV16 và BV32 có sinh trưởng gần như nhau. Công thức 4 (Bón lót: 100g NPK(16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây) dòng BV10 và dòng BV32 có sinh trưởng đường kính gần như nhau, dòng BV16 sinh trưởng đường kính thân cây kém hơn hai dòng trên. Công thức 5 (Bón lót: 100g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây, bón thúc: 500g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5=16%)/cây) dòng BV16 sinh trưởng kém hơn dòng BV10 và BV32.
Vậy trong 5 công thức bón phân dòng BV10 và dòng BV32 đều sinh trưởng đường kính thân cây tốt hơn dòng BV16. Dòng BV10 và dòng BV32 đều phù hợp nhất với công thức thí nghiệm bón lót: 100g NPK(16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 400g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, dòng BV16 sinh trưởng đường kính thân cây tốt nhất với công thức thí nghiệm bón lót: 100g NPK(16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 300g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển
(P2O5=16%)/cây. Khi tăng quá lượng phân thì cây cũng không phát triển đường kính tốt nhất được thể hiện là ở công thức bón lót: 100g NPK(16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây, bón thúc: 500g NPK (16:16:8) Việt Nhật + 400g supelân Văn Điển (P2O5= 16%)/cây các dòng BV10, BV16, BV32 đều sinh trưởng đường kính thấp hơn đường kính của công thức bón phân phù hợp.