Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm bón phân tới hóa tính đất sau 20 tháng trồng Keo la

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG LOÀI KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM GIỐNG CÂY RỪNG BA VÌ – HÀ NỘI (Trang 50 - 53)

sau 20 tháng trồng Keo lai

Do điều kiện kinh phí có hạn nên Khóa luận mới tập trung vào phân tích đất dưới tán rừng của Keo lai dòng BV10 sau 20 tháng tuổi.

Qua kết quả thu thập và phân tích đất dưới tán rừng keo lai dòng BV10 trồng 20 tháng trong các công thức thí nghiệm bón phân được thể hiện ở bảng 4.5 (trang sau):

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất dưới tán rừng keo dòng BV10 20 tháng tuổi trong các công thức thí nghiệm

CT Mùn % Đạm % pH nước Dễ tiêu ( mg/ 100g đất ) K20 P2O5 Trước khi trồng 2,18 0,17 4,90 3,13 0,92 Ct 1 2,22 0,19 5,26 3,24 0,96 Ct 2 2,25 0,19 5,28 3,29 0,98 Ct 3 2,29 0,21 5,05 3,35 1,04 Ct 4 2,32 0,24 4,90 3,52 1,04 Ct 5 2,31 0,22 4,92 3,41 1,05 Ct 6 2,20 0,18 4,97 3,16 0,90

Dẫn liệu từ bảng 4.5 cho thấy: Đặc điểm đất trước khi trồng Keo lai và sau khi trồng Keo lai dòng BV10 20 tháng tuổi có biến động.

Lượng mùn trong đất thường ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng chứa trong đất, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng của đất và hoạt động của vi sinh vật trong đất. Do những tác dụng nói trên, hàm lượng mùn trong đất được xem là yếu tố độ phì nhiêu quan trọng. Từ số liệu ở bảng 4.5 cho thấy: Sự khác biệt về tỷ lệ mùn trong đất giữa các công thức thí nghiệm bón phân so với trước khi trồng (chưa bón phân) không nhiều lắm. Trong các

công thức bón phân tỷ lệ mùn dao động từ 2,20 – 2,32%. Ở công thức 4 tỷ lện mùn trong đất cao nhất (2,32%) do ở trong công thức 4 là công thức Keo lai sinh trưởng tốt nên vật rơi rụng nhiều nhất.

Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, photphat, protit, các axitamin, các enzyme và nhiều loại vitamin trong cây. Trong đó, các công thức thí nghiệm bón phân hàm lượng đạm tổng số (N tổng số) dao động từ: 0,18 -0,24%. Tuy nhiên, so với đất trước khi trồng tỷ lệ đạm trong đất có biến động, công thức 1, 2 và công thức 6 cao hơn không nhiều, nhưng công thức 3, công thức 4, công thức 5 tỷ lệ đạm cao hơn so với trước khi trồng từ 0,4 – 0,7%. Vì cung cấp một số lượng đạm vừa phải vào giai những năm đầu trồng Keo lai khi cây đang giai đoạn phát triển rễ sần sẽ làm cho cây sinh trưởng mạnh, phát sinh nhiều nốt rễ hơn và cung cấp đạm tốt hơn cho đất. Trong khi đó công thức 4 là công thức cho Keo lai phát triển tốt nhất, Keo lai cũng phát triển tốt ở công thức 3 và công thức 5.

Trước và sau khi trồng Keo lai có bón phân với liều lượng khác nhau, nhìn chung pH đất sau 20 tháng trồng Keo lai của các công thức thí nghiệm bón phân có thay đổi nhưng không nhiều so với trước khi trồng, pH đất dao động trong khoảng 4,90 - 5,28, mức độ chênh lệch so với trước khi trồng từ 0 - 0,38.

Thành phần dễ tiêu là phần chất dinh dưỡng trong đất có thể sẽ dễ dàng cung cấp cho cây (là các chất tan được trong nước hay axit yếu). Hàm lượng P2O5 dao động từ 0,90 – 1,05 có cao hơn trước khi trồng nhưng không khác biệt so với trước khi trồng 0,92 nhiều lắm. Hàm lượng K2O trong đất của các công thức thí nghiệm dao động từ 3,16 - 3,52, trong các công thức thí nghiệm bón phân hàm lượng K2O cao hơn trước khi trồng từ 0,11 – 0,39 mg/100g đất. Sau 20 tháng trồng Keo lai, ở công thức đối chứng (không bón phân) hàm lượng K2O tăng 0,03 mg/100g đất.

Phần 5

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG LOÀI KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM GIỐNG CÂY RỪNG BA VÌ – HÀ NỘI (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w