Kinh tế-xã hội vùng dự án

Một phần của tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai (Trang 28 - 29)

- Tính lượng nước thải sinh hoạt

c) Bụi phát sinh do quá trình bốc dỡ, vận chuyển đá

3.2.3.3. Kinh tế-xã hội vùng dự án

Khi mỏ đá đi vào hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội như

- Sử dụng một số lao động địa phương, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động trong vùng;

Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu vật liệu liệu xây dựng (đá) cho huyện cùng các vùng lân cận, góp phần làm ổn định giá vật liệu xây dựng (đá) các loại cho tỉnh. Tạo sự chủ động về tiến độ cho các công trình.

- Tạo thế mạnh chiếm lĩnh thị trường vật liệu xây dựng (đá xây dựng) của huyện.

- Tăng doanh thu hàng năm cho Công ty, tăng ngân sách đóng góp cho Tỉnh nói chung và cho thành phố Pleiku nói riêng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại xã Chư Á.

- Khi lực lượng công nhân mới đến dẫn đến sự ra tăng dân số, nên các nhu cầu ăn, ở, học hành tăng lên sẽ thúc đẩy việc mở mang thêm trường lớp, trạm xá, khu vui chơi giải trí và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của địa phương cũng tăng lên, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Châu Phát trang 28

thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai

và kéo theo kinh tế địa phương phát triển.

Hoạt động của mỏ sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức thực tế phương thức sản xuất công nghiệp, tạo ra thế hệ con người mới của nền công nghiệp hiện đại hoà nhập cùng với nền công nghiệp của huyện. Mặt khác, việc hoạt động của khu mỏ sẽ góp phần vào sự giao lưu, trao đổi văn hoá, thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các ngành sản xuất công nghiệp với các ngành khác, phát triển các dịch vụ kèm theo.

Một phần của tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w