Người lao động và người dân địa phương

Một phần của tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai (Trang 27 - 28)

- Tính lượng nước thải sinh hoạt

c) Bụi phát sinh do quá trình bốc dỡ, vận chuyển đá

3.2.3.2. Người lao động và người dân địa phương

Khi dự án đi vào hoạt động các nguồn khí thải và bụi sẽ lan tỏa vào không gian và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt đối với công nhân trực tiếp vận hành những thiết bị khai thác. Đối với người dân địa phương là sự thay đổi môi trường sống hàng ngày đặc biệt như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, khí thải. Sự thay đổi này không phải chỉ nhất thời mà nó kéo dài trong suốt 14,8 năm hoạt động của dự án. Do vậy, các giải pháp khống chế sự thay đổi môi

thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai

trường sống là một nhiệm vụ ưu tiên của Chủ dự án khi đi vào hoạt động.

Các tác hại đối với sức khoẻ phụ thuộc vào đặc tính và nồng độ các chất ô nhiễm cụ thể như sau:

- Bụi: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây nên những bệnh hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết, … Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm nói trên.

- Các khí SOX : Là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất

trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa là sưng niêm mạc. Tác hại của SO2 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 cùng tác dụng thì tác hại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniăc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt . Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển

hoá protein-đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2

có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxyhoá Fe (II) thành Fe (III). Những vùng dân cư xung quanh các khu khai thác đất có thải khí SOX thường có tỷ lệ dân chúng mắc các bệnh hô hấp cao.

- Khí NO2 : Là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá huỷ răng, gây kích thích niêm mạc. ở nồng độ cao 100ppm có thể gây tử vong.

- Oxít Cacbon CO: Đây là một chất gây ngất, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gia tăng các bệnh tim. ở nồng bằng 10pmm có thể gây gia tăng các bệnh tim. ở Nồng độ 250ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường xanh xao, gầy yếu.

- Khí CO2 : Cũng là các chất gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Khí cacbonnic có thể gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào. ở nồng độ 50.000ppm trong không khí CO2 sẽ gây triệu chứng nhức đầu, khó thở, ở nồng độ 100.000 ppm có thể gây tình trạng ngẹt thở, ngất xỉu.

- Tiếng ồn: ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến sức khỏe người công nhân và những người làm việc tại công trường chủ yếu là tiếng ồn phát ra từ các máy nghiền sàng. Tiếp xúc với tiếng ồn ở cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm giảm thính lực, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các rối loạn về chức năng thần kinh.

Một phần của tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w