- Tính lượng nước thải sinh hoạt
c) Bụi phát sinh do quá trình bốc dỡ, vận chuyển đá
3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 1 Ô nhiễm tiếng ồn, chấn động
3.2.2.1. Ô nhiễm tiếng ồn, chấn động
* Tiếng ồn do máy khoan phá đá
Kết quả đo đạc tại khai trường của một số mỏ đá tương tự cho thấy: khi có máy khoan nổ mìn hoạt động, cường độ tiếng ồn do máy khoan xoay đập thủy lực gây ra ở mức: 66,7 – 74,5 dB. Tiếng ồn này làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân điều khiển máy do thường xuyên phải tiếp xúc với mức ồn lớn.
* Tiếng ồn do nổ mìn:
Khi mìn nổ tiếng ồn được vang đi rất xa, trong thời gian nổ mìn thường xuyên ghi nhận được tiếng nổ tức thời (cách tâm nổ 176m) là 100 dB. Tiếng nổ mìn vang xa, gây tâm lý khó chịu cho cư dân. Tuy tiếng ồn do nổ mìn có cường độ âm thanh lớn nhưng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và được dự báo trước nên mức độ ảnh hưởng được giảm bớt.
* Tiếng ồn do xúc bốc, vận chuyển:
Số lượng xe máy hoạt động trong quá trình vận chuyển tại mỏ khá lớn gồm xe xúc bánh xích, xe xúc bánh lốp, ôtô chở đá nội bộ mỏ làm tăng mức độ tiếng ồn trong khu vực. Theo kết quả khảo sát ở các mỏ đá hiện đang khai thác trong khu vực cho thấy tiếng ồn đều vượt giới hạn
thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai
75 dB.
* Tác động chấn động do nổ mìn phá đá
Trong kỹ thuật nổ mìn, chỉ có khoảng 25% năng lượng được dùng để phá vỡ đá. Phần năng lượng còn lại được phóng thích vào môi trường xung quanh dưới dạng sóng tức thời như các sóng chấn động, các sóng nén ép không khí, sóng âm thanh và lực đẩy trong cột đá, bụi khí. Nổ mìn phá đá là công đoạn gần như bắt buộc trong khai thác đá xây dựng: vừa đơn giản và có hiệu quả. Khi nổ mìn rung động lòng đất gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và hoạt động của con người trong vùng.
- Lượng thuốc nổ cho một ngày nổ:
Với công suất khai thác 30.000m3/năm tương đương 45.000m3/năm đá nguyên khai, với
số ngày làm việc 176 ngày/năm và 10 ngày nổ 1 lần tức là tổng số đợt nổ trong năm là 30ngày thì
lượng đá cần khai thác một lần nổ là: 30.000/30 = 1.000m3 nguyên khối tương đương với
1.500m3 đánguyên khai/đợt nổ. Lượng thuốc nổ cần cho một lần nổ là: 340kg.
Phát sinh chủ yếu từ khâu đào đá, khâu xúc bóc, đập chẻ đá và vận chuyển. Đây là nguồn ô nhiễm gây khó chịu cho dân cư trong vùng.
* Tác động do chẻ đá thủ công:
Tiếng ồn này tác động rất nhỏ không đáng kể, chủ yếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đập đá.