Hồ Văn Việt [45] 2003
2008
1% 1,7%
Phan Viết Tâm [36] 1999-2000 7,04%
Thân Ngọc Bích 1999
2009
16,2% 5,7%
Theo kết quả của H. Fernandez trong một nghiên cứu bệnh chứng tiến hành ở paris vào năm 1988 trên 289 bệnh nhân CNTC, thì dụng cụ tử cung chỉ làm tăng nhẹ nguy cơ CNTC [48].
Như vậy trong điều kiện dân trí và điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, dụng cụ tử cung vẫn là biện pháp kinh tế và hiệu quả trong sinh đẻ kế hoạch, nhất là đối với phụ nữ ở các vùng nông thôn (không có điều kiện chấp nhận các biện pháp sinh đẻ kế hoạch khác như dùng thuốc tránh thai, bao cao su…). Đối với cán bộ y tế làm công tác kế hoạch hoá gia đình, phải tuân thủ đúng chỉ định mới được đặt vòng cho khách hàng, nhất là khi đang có viêm nhiễm âm đạo, tử cung thì tuyệt đối không được đặt dụng cụ tử
cung, đồng thời phải dặt đúng thời điểm và bảo đảm vô khuẩn để giảm tối đa nguy cơ gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Hướng dẫn cho người sử dụng dụng cụ tử cung đến khám phụ khoa định kỳ để chăm sóc sức khoẻ cho người phụ nữ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm nhiễm cơ quan sinh dục nếu có, và đột xuất khi có dấu hiệu bất thường khi có thai để phát hiện sớm chửa ngoài tử cung.
- Tiền sử vô sinh
Tỷ lệ CNTC bệnh nhân có tiền sử điều trị vô sinh (được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình mổ thông vòi tử cung và điều trị bằng các phương pháp khác). Năm 1999 là 1,9% năm 2009 là 2,5% phù hợp với nghiên cứu Phạm Thanh Hiền 2,65% và Lê Thị Thanh Vân 4,95% [19].
+ Hút buồng tử cung trước khi vào viện
Kết quả bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ CNTC được hút buồng tử cung trước khi vào viện năm 1999 là 26,1% và năm 2009 là 5,3%
Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ bệnh nhân được hút buồng tử cung trước khi vào viện với các tác giả khác