Trung ương qua các thời điểm

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 năm 1999 và năm 2009 (Trang 58 - 60)

Vương Tiến Hoà [22] 1992 – 1994 733 49.230 1,57 Phan Viết Tâm [36] 1999 – 2009 816 36.080 2,26

Thân Ngọc Bích 1999 532 7.436 7,15

2009 2.193 18.818 9,40

Như vậy trên cùn một số điều kiện nhất định có sự gia tăng tần suất bệnh chửa ngoài tử cung theo thời gian. Sự gia tăng tần suất này phù hợp với nhận

định của nhiều nhà nghiên cứu bệnh lý này ở trong nước và trên thế giới. [20] [23] [46] [48]

4.2 Phân bố theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, địa dư, tiền sử

- Phân bố theo nhóm tuổi

Nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân chửa ngoài tử cung được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 1999 ít tuổi nhất là 18 tuổi. Năm 2009 là 16 tuổi mặt khác chửa ngoài tử cung năm 1999 ở độ tuổi < 20 là 0,2%, thấp hơn gần 2 lần so với năm 2009 (1,9%) cũng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTU) theo nghiên cứu của Phan Viết Tâm [36]. Như vậy tuổi bị chửa ngoài tử cung có xu hướng ngày càng trẻ. Đây là điều đáng để chúng ta phải lưu ý, phải chăng điều này có liên quan đến việc phát triển tâm sinh lý, liên quan đến tuổi quan hệ tình dục của giới trẻ thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy việc giáo dục sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên là hết sức cần thiết đẻ giúp các em tránh được có thai ngoài ý muốn và tránh CNTC nếu bất thường đi khám sớm phát hiện CNTC khi khối chửa con chưa vỡ để có cơ hội điều trị bằng thuốc (MTX) hay phẫu thuật nội soi bảo tồn VTC giảm nguy co vô sinh sau này

Lứa tuổi sinh đẻ cũng là tuổi hay gặp CNTC. Theo Nguyễn Văn Hà, tỷ lệ hay gặp nhất là từ 25 – 34 tuổi. Theo Trần Thị Minh Lý [34], tuổi hay gặp nhất là 30 – 34 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ CNTC gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 30 – 34 tuổi chiếm khoảng 27,5% tổng số CNTC và không có sự khác nhau giữa hai năm 1999 và năm 2009

- Độ tuổi trung bình của bệnh nhân chửa ngoài tử cung trong hai năm 1999 và 2009 có sự thay đổi đáng kể. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân CNTC trong năm 1999 là 32,2 ± 0,6 cũng độ tuổi trung bình của bệnh nhân CNTC năm 2009 là 30,2 ± 6 tuổi trong nghiên cứu này cũng có giá trị so

sánh tuổi trung bình bị CNTC với những nghiên cứu tại viện PSTƯ trong những năm trước.

Bảng 4.2. So sánh độ tuổi trung bình của bệnh nhân CNTC tai BVPSTƯ tại các thời điểm

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 năm 1999 và năm 2009 (Trang 58 - 60)