Nguyên tắc thứ ba: Coi trọng kế hoạch dự báo khi lập kế hoạch đầu

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THẢO LUẬN Kinh tế đầu tư II (Trang 33 - 43)

đầu tư trong cơ chế thị trường.

Dự báo là việc tiên đoán trước về các vấn đề như thiên nhiên, thời tiết, xã hội, chiến tranh… từ xa xưa dự báo đã xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người nhưng mới chỉ mang tính duy tâm.

Kinh tế đầu tư 51B

Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển cùng với đó lĩnh vực dự báo có những bước tiến mới, đóng góp không nhỏ vào thành công của các lĩnh vực.

Đầu tư cũng là một ngành áp dụng triệt để dự báo trong hoạt động.Dự báo có vai trò ở rất nhiều khâu mà nổi bật nhất đó là khâu nghiên cứu cơ hội đầu tư và lập dự án.

Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc:

Trong một nền kinh tế thị trường biến động, không phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì việc đầu tư ở đâu, vào cái gì, đầu tư như thế nào sẽ do cá nhân tổ chức quyết định theo tính chủ quan, không bị phụ thuộc vào nhà nước.Vì thế trước khi đầu tư, một nền kinh tế thị trường biến động không ngừng sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề có cả cơ hội và thách thức đối với mỗi dự án đầu tư.Do vậy, công tác dự báo là rất quan trọng.

- Dự báo để lập kế hoạch sử dụng hợp lí hơn các nguồn lực tránh những thất thoát gây lãng phí.

- Dự báo để lường trước được những biến cố, lập kế hoạch phòng tránh.

- Dự báo để thấy trước được những cơ hội mới, lập kế hoạch sẵn sang cung cấp đầy đủ nguồn lực.

- Dự báo tình hình của đối thủ, tránh sự trùng lặp và có phương án thay thế kịp thời.

- Dự báo không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn, để có kế hoạch từ xa.  Liên hệ thực tế:

Trong thực tế, chúng ta gặp dự báo hàng ngày rất nhiều, đối với lĩnh vực đầu tư , dự báo điển hình đó là tình trạng sức khỏe của thị trường, dự báo về cung cấp nguồn lực .

Đối với Công ty nước giải khát lớn nhất thế giới Coca-cola quyết định đầu tư vào Việt Nam thêm 200 triệu USD trong 3 năm 2009 đến 2012.Trước khi quyết định đầu tư thì công ty Coca-cola đã tiến hành dự báo trước về thị trường của Việt Nam và khả năng cung cấp nguồn nhân lực, đất, nguyên vật liệu.

Dự báo tổng quát thị trường cho thấy, tăng trưởng của Việt Nam sẽ vẫn giữ được ổn định và tăng dần sau khi thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhẹ.

Kinh tế đầu tư 51B

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam và các nước trong khu vực đến năm 2014.

Qua bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ vẫn giữ ổn định ở mức 6-7% một năm, với tốc độ tăng trưởng này vẫn cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng và là một thị trường tiềm năng.

Với dự báo cụ thể hơn về mức độ sử dụng sản phẩm của Coca-cola: Dự báo của công ty nước giải khát này cho thấy dự báo vào cuối năm 2014 thị trường nước uống đống chai của Việt Nam sẽ đạt 279 triệu USD , tăng trưởng bình quân 6% giai đoạn 2009-2014, tổng sản phẩm toàn thị trường đạt trên 307 triệu lít ( nguồn công ty Datamonito Anh).

Như vậy qua dự báo về tình hình chung của cả nền kinh tế và dự báo riêng về ngành sản xuất nước giải khát, công ty Coca-cola đã quyết định đầu tư thêm vào Việt Nam.

4. Nguyên tắc thứ tư: Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình dự án:

Chương trình là một chuỗi các dự án được lập có mục tiêu rõ ràng và có định hướng.Chương trình thường mang tính bao quát rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau , trong chương trình thì có nhiều dự án .Việc lập kế hoạch phải theo sát chương trình.

Thực chất của công tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình và dự án là tập hợp kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở mục tiêu , nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các vấn đề vào chương trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành công kế hoạch đầu tư.

Sự cần thiết phải lập kế hoạch:

Một kế hoạch đầu tư được lập ra phải dựa vào chương trình và dự án đã được định hướng sẵn, khi lập kế hoạch mà không xem xét các vấn đề này sẽ dẫn đến một số hậu quả như sau:

Kinh tế đầu tư 51B

- Lập kế họach theo chương trình là rất cần thiết, vì: cần có mục tiêu để đánh giá; có thể tính toán thời gian và chi phí; cho phép chọn ưu tiên và lịch trình thực hiện các hoạt động; cho phép quyết định tính khả thi của việc tiến hành các mục tiêu đã đề ra. Nếu không lên kế hoạch cụ thể, người thực hiện sẽ không có cái nhìn tổng quát và định hướng đúng đắn theo chương trình, gây ra những sai sót không đáng có.

- Nhằm thiết lập mục tiêu cho các hoạt động đầu tư , tạo cơ sở đánh giá kết quả sau này,nhằm ước tính số giờ làm việc và các chi phí liên quan khác, nhằm chọn các ưu tiên về số lượng và lịch trình thực hiện các hoạt động khác nhau trong chương trình.

Liên hệ thực tế:

Trong 2 ngày 17 và 18/4/2012, tại thành phố Huế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Cơ quan phát triển quốc tế (AUSAID) tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghi tập huấn hướng dẫn công tác lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.

Mục tiêu của Hội nghị tập huấn là hướng dẫn các địa phương căn cứ vào khung logic kế hoạch tổng thể của Chương trình đã được xác định các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đưa ra tại kỳ kế hoạch của địa phương để xây dựng một kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chương trình của cả giai đoạn 2012-2015 gắn với việc huy động nguồn lực tài chính và các nhiệm vụ cụ thể mà mỗi địa phương phải làm.

5. Nguyên tắc thứ năm: Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong nền cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp

- Kế hoạch định hướng: là kế hoạch chủ yếu, nó được áp dụng cho tất cả nguồn vốn(việc sử dụng nó là không bắt buộc) nên cần xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch định hướng.

- Kế hoạch trực tiếp: thường áp dụng cho các hoạt động do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp.

Sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc:

- Định hướng phân công đầu tư hợp lý, góp phần giúp các hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn.

Kế hoạch đầu tư của nhà nước cần đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh toàn bộ hoạt động đầu tư và có định hướng phân công đầu tư hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Một số

Kinh tế đầu tư 51B

công trình đầu tư quan trọng, then chốt có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước… cần được nhà nước lập kế hoạch trực tiếp. Và nó phù hợp với cơ chế KHH trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

- Qua những kế hoạch mang tính định hướng mà nhà nước sẽ hướng mọi nỗ lực kinh tế quốc dân vào việc thực hiện mục tiêu phát triển của nền kinh tế.

Kế hoạch trực tiếp nhà nước cần phải nắm vị trí độc quyền hoặc chủ đạo ở một số ngành then chốt, những ngành có tính đột phá, tạo đà cho các ngành khác phát triển. Những ngành mang tính toàn vùng hoặc toàn quốc mà có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, những ngành liên quan đến vốn nhà nước, những ngành này nhà nước phải có kế hoạch trực tiếp. Những ngành mang tính kinh doanh thì nhà nước chỉ có kế hoạch dự báo, định hướng để cung cấp thông tin kinh tế.

Tuân thủ nguyên tắc

Ở Việt Nam, nhà nước quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng luật pháp, bằng biện pháp khuyến khích hay hạn chế, bằng cơ chế chính sách, bằng đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi ích vật chất nên đối với hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, nhà nước thực hiện kế hoạch gián tiếp. Đã thể hiện rõ sự thay đổi cơ chế KHH từ nền kinh tế tập trung sang nền KTTT theo sự thay đổi của cơ chế KHH.

Biểu hiện:

Tại Việt Nam theo Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 20- 3-2007 của Thủ tướng chính phủ, có 19 ngành, lĩnh vực do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 27 ngành, lĩnh vực nhà nước chi phối, nắm giữ hơn 50% tổng số cổ phần đối với những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

6. Nguyên tắc thứ sáu: Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch:

Sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc

- Góp phần tạo ra cơ cấu đầu tư hợp lý, có tính linh hoạt cao.

Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung, cầu sản phẩm thị

trường, chiến lược, phương hướng phát triển KTXH, chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa phương và đơn vị… Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra 1 cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao.

Kinh tế đầu tư 51B

Kế hoạch sẽ được điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn lực thực hiện.

- Tránh sự lãng phí trong đầu tư do không xem xét toàn diện dự án. Mỗi một DAĐT khi triển khai thực hiện trước đó phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của quy hoạch và đặc biệt lường trước hậu quả tác động về môi trường, môi sinh và sự xáo trộn đời sống của người dân địa phương... Có như vậy dự án đầu tư đó mới hoàn toàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn nhất và giảm thiểu được tình trạng “lợi bất cập hại” từ những mặt trái tác động của nó.

Tuân thủ nguyên tắc

Ở Việt Nam, với sự tăng lên về số lượng và chất lượng của cán bộ làm công tác phân tích, dự báo, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác lập dự án, hiện nay, kế hoạch các hoạt động đầu tư đã dần đảm bảo được tính khoa học và đồng bộ, tuy nhiên, do chất lượng dự báo chưa cao nên tính linh hoạt của kế hoạch đầu tư còn yếu. Các dự án khi đưa vào thực hiện mới chỉ nhìn vào những ưu điểm và lợi ích mà nó đem lại mà chưa xem xét đến những điều kiện cần thiết cho dự án dẫn đến tình trạng nhiều dự án chậm trễ, kéo dài, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Ví dụ: như Phát triển xây dựng nhà máy thủy điện tạo ra nguồn lợi lớn cho ngành năng lượng quốc gia và các địa phương, song nhiều nhà chuyên môn cũng đã cảnh báo về những mặt trái của nó. Đấy là sự tác động không nhỏ về môi trường, môi sinh, suy giảm nguồn nước ngọt,mất an toàn hệ sinh thái; các đập chắn sẽ làm giảm dòng chảy vào mùa mưa và làm chậm tiêu thoát đỉnh lũ,…Và trên thực tế thời gian qua ở một số nơi đã xảy ra tình trạng tranh chấp nguồn tài nguyên thủy lợi. Nhà nước khuyến khích phát triển thủy điện, tạo điều kiện thuận lợi và không làm thiệt hại cho nhà đầu tư nhưng vì không xây dựng kế hoạch đầu tư đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và linh hoạt khi thực hiên nên nhiều dự án đã gây thiệt hại cho xã hội, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển KT-XH của hàng vạn người dân vùng hạ lưu.  Biểu hiện

Tập đoàn Vinashin mắc phải những sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, nợ lương công nhân, nợ nước ngoài đến hạn trả. Đến khi sự việc được phát hiện ra nhà nước phải yêu cầu chuyển 12 công ty con của Vinashin về tập đoàn dầu khí PVN và tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines. Như vậy một số dự án đang đầu tư dở dang của Vinashin được chuyển giao sang tập đoàn khác, tất yếu phải có sự thay đổi để phù hợp, bên cạnh một số dự án không khả thi sẽ có thể tạm dừng. Điều đó thể hiện tính linh hoạt trong kế hoạch đầu tư.

Kinh tế đầu tư 51B

7. Nguyên tắc thứ bảy: Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả KTXH làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá.

Đảm bảo được các cân đối lớn để nền kinh tế phát triển bền vững,ví dụ : cân đối ngân sách, cán cân xuất-nhập khẩu…

Sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc:

- Kế hoạch đầu tư của nhà nước là bộ phận rất quan trọng của kế hoạch đầu tư nói chung.

Với quy mô vốn lớn, tập trung trong tay thành phần kinh tế nhà nước, Nhà nước xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược quan trọng, có ảnh hưởng đến toàn bộ nền KTQD, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng đầu tư của các thành phần kinh tế khác và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Phân tích về mặt lý luận cho thấy nội lực và ngoại lực liên quan mật thiết với nhau, ngoại lực có thể làm tăng cường nội lực, và để sử dụng hiệu quả ngoại lực cần có chính sách lành mạnh hoá nội lực.

Bên cạnh nguồn lực có sẵn trong nước thì nhà nước cần tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoại lực thúc đẩy nội lực phát triển. Kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn diện, lâu dài và bền vững.

Ở Việt Nam, sự quan trọng của ngoại lực thể hiện mạnh nhất ở thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Tăng cường thu hút FDI còn giúp đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ và nguồn lực đẩy mạnh khoa học và nguồn lực trong nước phát triển hơn. Nhà nước cần đẩy mạnh các chính sách tạo môi trường thuận lợi để có thể tận dụng tối đa FDI mà không sợ kinh tế bị các công ty đa quốc gia chi phối, và việc lành mạnh hoá doanh nghiệp quốc doanh và tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển là những tiền đề cần thiết để dùng ngoại lực tăng cường nội lực. Các chính sách hạn chế hoạt động của doanh nghiệp FDI hiện nay đều làm giảm hiệu quả của ngoại lực trong quá trình tăng cường nội lực.

Tuân thủ nguyên tắc:

- Khi lập kế hoạch đầu tư cần đảm bảo cân đối giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các dự án khoa học và môi trường. Đảm bảo lợi ích hiện tại đem lại nhưng cũng

Kinh tế đầu tư 51B

cần chú ý đến bảo vệ môi trường và hiệu quả lâu dài của dự án. Ngoài việc nâng cao nhận thức của người dân, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý, đòi hỏi phải tập trung, kiên trì, giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến hành đồng bộ các biện pháp một cách thường xuyên, liên tục với quyết tâm cao nhất.

Trong công tác quản lý, điều hành kinh tế ở nước ta hiện nay, có tình trạng một số cá nhân, đơn vị, địa phương, bộ ngành… chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt mà quên đi lợi ích toàn cục lâu dài. Chẳng hạn

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THẢO LUẬN Kinh tế đầu tư II (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)