Kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong đầu tư

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THẢO LUẬN Kinh tế đầu tư II (Trang 27 - 28)

1. Các nguyên tắc quản lý đầu tư

1.4. Kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong đầu tư

1.4.1. Nội dung của nguyên tắc

Tại sao phải thực hiện nguyên tắc?

Đầu tư tạo ra lợi ích. Có nhiều loại lợi ích như lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trước mắt và lâu dài… Thực tiễn hoạt động kinh tế cho thấy, lợi ích kinh tế là động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau, vừa có tính thống nhất vừa có mâu thuẫn. Do đó, kết hợp hài hòa lợi ích của mọi đối tượng trong hoạt động kinh tế nói chung, đầu tư nói riêng sẽ tạo động lực và những điều kiện làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc, ổn định.

Biểu hiện của nguyên tắc

Trên giác độ nền kinh tế, sự kết hợp này được thực hiện thông qua các chương trình định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đòn bẩy kinh tế, các chính sách đối với người lao động …

Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích của xã hội mà đại diện là Nhà nước với lợi ích của các cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ đầu tư và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các chính sách của Nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa cac đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua đấu thầu theo luật định.

Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong môi trường nhất định, giữa lợi ích của nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau. Lợi ích của Nhà nước và xã hội bị xâm phạm. Do vậy, quản lý nhà nước cần có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.

1.4.2. Sự cần thiết phải tuân thủ

Trong công tác quản lý đầu tư phải có sựkết hợp hài hòa các lợi ích và nhờ đó thì đầu tư mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cũng như xã hội.Thực tiễn trong hoạt động đầu tư và hoạt động kinh tế cho thấy lợi ích là yếu tố chi phối những hoạt động khác. Những lợi ích đó có thể thống nhất có thể mâu thuẫn với nhau, do đó cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích để đi đến một mục tiêu thống nhất và lợi ích chung.

Kinh tế đầu tư 51B

Tuy nhiên với một số hoạt động đầu tư và trong môi trường đầu tư nhất định, lợi ích kinh tế và xã hội bị xâm phạm, do vậy cần có những chính sách, quy chế và biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.

1.4.3. Liên hệ thực tiễn

Hiện nay, tại Việt Nam, một trong những hình thức phá vỡ nguyên tắc hài hòa lợi ích trong đầu tưphổ biến nhất là việc đền bù giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Những năm vừa qua, đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề bức xúc, căng thẳng, tốn kém và làm cho các công trình của cá dự án đầu tư bị kéo dài,do đó nó làm chậm quá trình phát triển ca c dư a n đa u tư, ga y kho khăn cho các chủ đầu tư. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải dựa trên cơ sở quy hoạch dài hạn về tình hình phát triển ca c dư a n. Phải có chỉ dẫn, có ranh giới và phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên. Điều này là một bảo đảm chắc chắn để giảm gánh nặng cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Đồng thời luôn xem xét trong việc định mức giá đền bù cho hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế để làm sao có thể giải quyết hài hòa được lợi ích của cả người dân, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý.

Đa t đai la mo t va n đe trơ nga i ra t lơ n lie n quan đe n vie c ke t hơ p ha i ho a giư a lơ i ch cu a ca c be n doanh nghie p va ngươ i da n, đo i ho i pha i co sư gia i quye t tho a đa ng, co ng ba ng tư ph a Nha nước.

Trên thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 116 dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chậm triển khai do công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

Chính vì vậy, Nhà nước đa đie u ch nh co ng ta c quy hoạch phải đi trước một bước, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nướ. Việc tính đền bù thỏa đáng theo nguyên tắc thị trường và có sự quản lý của Nhà nước thông qua quy định quy chế ban hành cho dân có điều kiện tái lập cơ sở mới.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THẢO LUẬN Kinh tế đầu tư II (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)