Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THẢO LUẬN Kinh tế đầu tư II (Trang 29 - 31)

1. Các nguyên tắc quản lý đầu tư

1.5.2. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc

Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn nguồn lực thì cần áp dụng nguyên tắc này để tăng quy mô vốn.

1.5.3. Liên hệ thực tiễn

Một ví dụ thực tế về tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư đó là trường hợp của Tổng công ty Vinashin. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Vinashin), giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến 2015 đã được phê duyệt đề án điều chỉn hoạt động chính là theo hướng đa ngành, lấy đóng mới và sửa chữa tàu biển là ngành chính, phát triển các ngành nghề khác trên nguyên tắc hỗ trợ cho ngành đóng và sửa chữa tàu biển.

Tuy nhiên, trên thực tế, Vinashin đã phát triển không đúng với đề án, đầu tư tràn lan vào nhiều dự án, cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.Kết quả điều tra của cơ quan an ninh cho thấy, với những việc làm sai trái của Vinashin, ngân sách Nhà nước đã bị thiệt hại gần 907 tỷ đồng.

Từ 2005 đến hết tháng 6/2010, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức khác lên đến 72 nghìn tỷ đồng. Quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn đều đã bị buông lỏng quản lý, tùy tiện và vi phạm quy định của pháp luật. Nhiều dự án mới chỉ là ý tưởng đầu tư, không tồn tại trên thực tế nhưng vẫn được đưa vào đề án xin vay vốn. Theo kết luận thanh tra, các khoản vay gồm: 300 triệu USD trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành; 600 triệu USD của 15 ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoài. Vinashin sử dụng vốn vay tuỳ tiện, dàn trải (615 dự án) với tỷ lệ trên dưới 30% vốn cho vay so với nhu cầu vốn của dự án; không kiểm soát được vốn đối ứng, dẫn đến toàn bộ các dự án hiện vẫn dở dang, gây lãng phí lớn, nhiều trường hợp mất vốn với số lượng lớn.

Vinashin đã không đủ năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tay nghề, trình độ quản lý và tiềm lực tài chính để thực hiện các hợp đồng với khách hàng. Vinashin đã ký 85 hợp đồng (giá trị 58.224 tỷ đồng) nhưng mới chỉ hoàn thành được 15 hợp đồng, đạt tỷ lệ khoảng 12%; 47% số hợp đồng

Kinh tế đầu tư 51B

đã bị huỷ và dự kiến huỷ. Nếu chỉ tính riêng tiền phạt, tiền lãi phải trả do huỷ hợp đồng đã lên đến trên 1.000 tỷ đồng. Cũng theo kết luận thanh tra, từ năm 2006 đến năm 2009, Vinashin đã quyết định mua 25 tàu cũ đã qua sử dụng với số tiền lên đến trên 8.000 tỉ đồng. Theo TTCP, việc này vi phạm quyết định của Thủ tướng, gây lãng phí, thiệt hại nghiêm trọng trong đầu tư. Chỉ tính riêng việc mua tàu Hoa Sen - một con tàu mà tập đoàn từng quảng cáo rầm rộ là tàu có chất lượng rất tốt so với những tàu của Việt Nam hiện có và đã gây thiệt hại trên 550 tỉ đồng.

Kinh tế đầu tư 51B

CHƯƠNG III: CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ LÀM RÕ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC NÀY TRONG QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THẢO LUẬN Kinh tế đầu tư II (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)