Thẩm quyền

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 55 - 57)

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

5.3.2.Thẩm quyền

Theo chức năng và sự phân cấp trong bộ máy Nhà nước, Chính phủ được giao nhiệm vụ chi tiết hóa việc thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cảu UBTVQH, Lệnh và Quyết định của Chủ tịch nước. Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể bằng các điều khoản trong phần điều khoản thi hành trong Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết.

Ví dụ: Thường ở điều cuối trong phần “Điều khoản thi hành” trong Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH.

Điều…

“Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này”.

“Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ… có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này”.

“Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này”

“Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh này”

Thẩm quyền ban hành Nghị định “loại 2” là phải có sự đồng ý của UBTVQH (cơ quan thường trực cảu Quốc hội và cơ quan giám sát các VBQPPL). Nghị định “loại 3” được ban hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền củ Chính phủ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động mọi mặt trong hệ thống hành chính Nhà nước.

5.3.3. Bố cục

+ Phần thể thức chung -Tiêu ngữ

-Số, ký hiệu: Số…/Năm…/NĐ-CP Ví dụ: Số 15/2003/NĐ-CP

-Tên văn bản: “Nghị định của Chính phủ” -Trích yếu:

Ví dụ: “Quy định việc quản lý và sử dụng con dấu” “Ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước” “Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”

“Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đường bộ”

“Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ” + Phần căn cứ

-Căn cứ Luật, Pháp lệnh… Nghị quyết của Chính phủ -Xét đề nghị của ông Bộ trưởng

Ví dụ:

Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. -Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30-09-02

-Căn cứ vào Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26-02-98

-Theo đề nghị của ông Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – cán bộ Chính phủ. + Phần nội dung

-Chương (có tiêu đề) I, II, III… -Mục 1, 2, 3… (có tiêu đề) -Điều 1, 2, 3(có tiêu đề) -Điểm 1 , 2, 3…

Ví dụ: Nghị định số 86/2002/NĐ-CP Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cán Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Phần nội dung của Nghị định trên bao gồm.

Chương I-Những quy định chung (gồm 3 điều – các điều có tiêu đề)

Chương II-Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, Bộ trưởng (gồm 11 điều, các điều có tiêu đề)

Chương IV – Chế độ làm việc và trách nhiệm cảu Bộ trưởng (gồm 6 điều, các điều có tiêu đề)

Chương V – Điều khoản thi hành (gồm 3 điều, các điều có tiêu đề) Như vậy, Nghị định 86/2002/NĐ-CP gồm 5 chương, 30 điều.

Mẫu: Nghị định

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 55 - 57)