0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Soạn thảo Quyết định cá biệt

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN (Trang 72 -75 )

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ THÔNG THƯỜNG

6.1. Soạn thảo Quyết định cá biệt

*Khái niệm

Quyết định cá biệt dùng để tổ chức, điều chỉnh đối tượng cụ thể, là phương tiện thực hiện mệnh lệnh và nội dung quản lý ở một cơ quan, tổ chức cụ thể.

*Loại Quyết định cá biệt

-Quyết định có nhiều loại, song tựa trung có 4 nhóm Quyết định chính: -Quyết định ban hành chính sách(đặt ra hoặc thay đổi quy định)

-Quyết định nhân sự

-Quyết định điều chỉnh văn bản (sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ văn bản) *Bố cục của Quyết định

Quyết định cá biệt được trình bày theo thể văn “điều, khoản” Điều : Nội dung chính

Điều khác: Mỗi điều một nội dung hoặc tác động đến đối tượng khác nhau Điều cuối: Là điều thi hành.

*Đặc điểm của một số Quyết định cụ thể:

+ Quyết định thành lập

-Phần căn cứ

.Nêu quyền hạn và trách nhiệm .Nêu sự phân cấp

.Nêu đề xuất(là đơn vị cơ sở hay bộ phận chức năng) -Phần nội dung

Điều 1:

Thành lập đơn vị (có tên gọi chính xác, đầy đủ và nếu là đơn vị kế thừa về mặt lịch sử thì ghi xuất cứ từ nơi nào)

Điều 2:

Nêu rõ thứ bậc của đơn vị mới được thành lập trong bộ máy tổ chức

Điều 3:

Nêu chức năng nhiệm vụ

Điều 4:

Giao nhiệm vụ(nêu rõ các đối tượng phải thực hiện Quyết định) -Phần thẩm quyền ký

Loại văn bản này thông thường là thủ trưởng cơ quan ký.

+ Quyết định bổ nhiệm

Nội dung chính:

Quyết định

v/v bổ nhiệm cán bộ

-Căn cứ… -Căn cứ…

-Xét yêu cầu công tác và khả năng cán bộ; -Xét đề nghị của …

Quyết định Điều 1: Nay bổ nhiệm ông…

Cán bộ… Giữ chức vụ… Điều 2: Ông…

Được hưởng phụ cấp chức vụ bằng… Kể từ…

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3: Các đơn vị (đối tượng)

Cá nhân(đối tượng) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

+ Quyết định điều chuyển văn bản

Phải nói rõ tên văn bản điều chỉnh, sau đó nêu cụ thể nội dung cần điều chỉnh(nêu rõ tại điều, khoản nào). Nếu chỉ điều chỉnh một nội dung thì phải nêu: giữ nguyên các nội dung khác của văn bản được điều chỉnh một phần. Điều cuối cùng là trách nhiệm thi hành.

Ví dụ:

-Nếu điều chỉnh toàn bộ một văn bản

Điều 1 ghi: Bãi bỏ (hoặc hủy bỏ) Quyết định số… Ngày…. của… về việc…

Điều 2 ghi: Ngày có hiệu lực của Quyết định (chẳng hạn quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký).

Điều 3: Trách nhiệm thi hành(trình bày giống như Quyết định bổ nhiệm). -Nếu điều chỉnh một phần văn bản

Điều 1 ghi: Nay bổ sung (hoặc sửa đổi) nội dung tại điều… của Quyết định số…ngày…của…về việc…

Ở điều cuối của Quyết định (trách nhiệm thi hành, nếu là cá nhân thi ghi đích danh, nếu là cơ quan thì ghi chức danh người đứng đầu).

Chẳng hạn: Giám đốc sở… chủ tịch quận và ông Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

.2. Soạn thảo Tờ trình

*Khái niệm

Tờ trình là loại văn bản đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền nhằm được phê chuẩn một chủ trương, một đề án mới hoặc thay thế quy định, quy chế, định mức… Khi cơ quan cấp trên duyệt mới được thực hiện.

Cần lưu ý rằng nếu vấn đề trình cấp trên phê duyệt không có tính chất mới thì không làm Tờ trình mà làm Công văn đề nghị.

*Bố cục của Tờ trình + Phần thứ nhất

-Nêu lý do đưa ra vấn đề trình

-Phân tích thực trạng của vấn đề trình + Phần thức hai

-Nêu nội dung của vấn đề trình

-Trình bày có lựa chọn tính hiệu quả và khả thi -Nêu bật khó khăn, thuận lợi và đề ra các giải pháp + Phần thứ ba

-Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề trình -Kiến nghị cấp trên phê chuẩn

Tờ trình thông thường được trình bày theo thể “văn chương mục” Phần I, II, III…

Điểm 1, 2, 3…

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN (Trang 72 -75 )

×