0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Từ Hán Việt trong soạn thảo văn bản.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN (Trang 34 -35 )

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ NGÔN NGỮ SOẠN THẢO VĂN BẢN

3.4.3. Từ Hán Việt trong soạn thảo văn bản.

Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước, đặc biệt một số văn bản sử dụng lượng từ Hán- Việt là khá phổ biến. Phương châm là sử dụng từ thuần Việt nhằm góp phần làm trong sáng tiếng Việt. Song một thực tại là, nếu trong một số trường hợp không sử dụng từ Hán- Việt sẽ dẫn đến:

-Giảm đi phần trang trọng -Giảm uy lực câu văn

-Diễn đạt thô thiển, thiếu tính tôn trọng.

Người soạn văn bản phải nắm chắc các từ gốc Hán, các từ Hán- Việt, bởi sẽ nguy hiểm khi dùng không đúng chỗ, đúng nghĩa của nó.

Sẽ trở nên nôm na khi nói:

-“Giấy lấy nhau” trong khi phải là “Giấy kết hôn” -“Thủ tướng cùng với vợ ra sân bay” (Phu nhân)

- “Nghĩa chết là nghĩa cuối cùng” (Nghĩa tử, nghĩa tận)

Sẽ là thất thố khi dùng “chết ”, lẽ ra phải dùng “từ trần, tạ thế” trong trường hợp trang trọng.

Sẽ mất đi tính thâm thúy khi ta nói “ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Sẽ thiếu tế nhị nếu ta dùng các từ thuần Việt để chỉ “Nhà vệ sinh”, “Nhà hộ sinh” .

Sẽ mất đi tính trang trọng khi trong bài diễn văn viết “ lúc đi lên, lúc đi xuống” thay cho “lúc thăng, lúc trầm”.

Một số từ sẽ rất khó tìm ra từ thuần Việt để thay thế như: -Phi nước đại, nước kiệu

-Nghệ nhân -Bánh phu thê -Đại hội.

Sử dụng từ Hán- Việt là rất có “giá”, song cũng rất khó. Nếu không cẩn thận sẽ bị nhầm. Chẳng hạn các từ sử dụng dễ bị sai:

-Hoa hồng- hỏa hồng

-Thương nghiệp- thương mại -Khuyến mại- khuyến mãi -Tri thức- trí thức

-Khẩu(mồm)<khẩu ngữ>- khẩu(người)<nhân khẩu>.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN (Trang 34 -35 )

×