ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục (Trang 42 - 46)

NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tại xí nghiệp chăn nuôi bò sữa Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội được thực hiện trên bò sữa HF, F1 (1/2 máu HF), F2 (3/4 máu HF), mỗi loại 10 con, giai đoạn đang khai thác sữa trong thời gian từ 03/03/2007 đến 15/07/2007. Bò được nuôi nhốt, có độ đồng đều về: lứa vắt sữa (lứa 3-5), tháng vắt sữa (tháng 2-4) và năng suất sữa.

3.2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mọt số nội dung sau:

=> Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường và chuồng nuôi trong mùa hè tại Gia Lâm.

=> Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa.

=> Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày ở bò sữa.

=> Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa của bò sữa.

=> Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến chất lượng sữa.

=> Nghiên cứu phương pháp nhằm giảm thiểu bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong nội dung nghiên cứu

Để đạt được những nội dung nghiên cứu trên chúng tôi thực hiện theo các phương pháp sau:

3.3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường, chuồng nuôi trong mùa hè tại Gia Lâm

=> Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường: Sử dụng các số liệu của trạm khí tượng thủy văn Láng - Hà Nội.

=> Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đo bằng nhiệt kế “khô - ướt” và ẩm kế hàng ngày vào 3 thời điểm: Sáng (7giờ), chiều (17 giờ).

=> Tính chỉ số nhiệt ẩm THI (Temperature Humidity Index) của từng ngày, từng thời điểm trong ngày theo Frank Wiersma (1990):

THI = Nhiệt độ bên khô (0C) + 0,36 x nhiệt độ bên ướt (0C) + 41,2

3.3.1.2. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể bò, nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa

=> Nhiệt độ cơ thể bò được xác định bằng phương pháp đo trực tiếp ở trực tràng bằng nhiệt kế điện tử vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), trưa (13giờ), chiều (17giờ).

=> Nhịp thở quan sát bằng mắt thường thông qua hoạt động lên xuống của hõm hông bò thí nghiệm với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), trưa (13giờ), chiều (17giờ).

=> Nhịp tim của bò sữa được xác định bằng cách dùng tay bắt mạch khấu đuôi bò thí nghiệm với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), trưa (13giờ), chiều (17giờ).

3.3.1.3. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày của bò sữa

=> Lượng thức ăn thu nhận của bò sữa được theo dõi trên từng cá thể bằng phương pháp cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa hàng ngày.

Lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày) = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa.

Lượng chất khô ăn vào (kg/con/ngày) = (Lượng thức ăn thu nhận) x (hàm lượng vật chất khô của thức ăn).

=> Lượng nước tiểu tiêu thụ được theo dõi từng cá thể bằng phương pháp đo lượng nước uống vào hàng ngày của tong bò thí nghiệm (lít/con/ngày).

Lượng nước tiêu thụ (lít/con/ngày)= Lượng nước cho vào máng ăn – lượng nước còn lại trong máng.

3.3.1.4. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa

Năng suất sữa được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp lượng sữa ngày của từng con tại thời điểm vắt sữa (ngày 2 lần sáng và chiều). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa

Nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa chúng tôi tiến hành biện pháp chống nóng cho bò sữa bằng cách phun nước kết hợp thông thoáng bắt buộc bằng quạt thông gió công suất cao. Tại xí nghiệp Dương Hà, Gia Lâm, thí nghiệm làm mát chuồng nuôi được tiến hành trên hai lô (thí nghiệm và đối chứng, mỗi lô 10 bò sữa) trong thời gian 14 ngày:

buộc bằng quát gió công suất cao. Trong khoảng thời gian từ 12h đến 14 h hàng ngày, cứ sau 15 phút phun nước 15 giây, quạt 4 phút.

=> Lô đối chứng (10 bò HF): Không tác động.

Chỉ số THI, các chỉ tiêu sinh lý và năng suất sữa của hai lô thí nghiệm được xác định như đã nêu trên.

3.3.2. Xử lý số liệu

Các số liệu thu được trong quá trình theo dõi được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và Minitab, theo phương pháp thống kê sinh học bằng các thuật toán: phân tích phương sai (ANOVA), tương quan hồi quy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục (Trang 42 - 46)