Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục (Trang 39 - 42)

Ngay từ những năm 1960, sau khi chúng ta nhập đàn bò sữa đầu tiên từ Trung Quốc (bò lang trắng đen Bắc Kinh) về nuôi thử nghiệm ở miền Bắc, các nhà chăn nuôi đã bước đầu tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của chúng với khí hậu nóng ẩm ở nước ta (Trần Đình Miên, 1966). Tiếp theo, Lương Văn Lãng (1970 - 1979) đã tiến hành đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh sản, sinh trưởng và sức sản xuất của bò sữa HF trong quá trình nuôi thích nghi ở Việt Nam. Nguyễn Kim Ninh và cộng sự (1996 - 1997) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ thích nghi của bò lai Hà - Ấn nuôi tại Ba Vì - Hà Tây. Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Thạc Hòa (2003 - 2004) đã tiến hành

xác định ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi, thức ăn ủ chua tới năng suất và chất lượng sữa của bò nuôi thí nghiệm tại trại bò sữa Cầu Diễn - Hà Nội. Đinh Văn Cải và cộng sự, 2001 - 2003 khi nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý, sinh sản bò lai hướng sữa và bò lai thuần nhập nội cho thấy khi bò cái đã mang thai nhập từ các nước ôn đới vào khu vực nhiệt đới, thì trọng lượng bê sinh ra thường thấp hơn 17 - 20% so với bê sinh ra tại chính quốc (do stress vận chuyển, thay đổi thức ăn và do tác động của nhiệt độ cao). Đặng Thái Hải, Nguyễn Thi Tú (2006) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận và nước uống thu nhận của bò lai F1 (50%HF) nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Theo các tác giả trên THI trung bình khu vực thí nghiệm trong mùa khô là 78,2 mùa mưa là 79,2; ẩm độ tương ứng là 68,83% và 77,83%. THI thấp nhất là 74,6 cũng nằm trong mức stress với bò thuần. Các chỉ tiêu sinh lý cũng có sự thay đổi theo giờ và theo giống, khi THI tăng lên thì các chỉ số sinh lý cũng tăng lên. Theo các tác giả, stress nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn thu nhận và lượng nước tiêu thụ: lượng thức ăn thu nhận giảm, lượng nước uống vào tăng. Chỉ số THI có tương quan âm chặt chẽ với thức ăn thu nhận (r = 0,69, P < 0,01) và tương quan dương với lượng nước uống của bò F1 (r = 0,69, P < 0,01).

Các nhà chăn nuôi trong nước cũng đã nghiên cứu đề xuất các kiểu chuồng nuôi như kiểu chuồng nuôi hai dẫy, chuồng nuôi một dẫy hoặc kiểu chuồng nuôi nhiệt đới. Mỗi kiểu chuồng nuôi đều có những yêu cầu cụ thể về nền chuồng, tường chuồng, sân chơi và hàng rào, máng ăn, máng uống, đường đi, mái che, rãnh thoát nước, bể chứa...tiêu chuẩn diện tích chuồng cho từng loại bò cũng đã được nghiên cứu.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà những nghiên cứu này chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các đòi hỏi của sản xuất, nhất là trong giai đoạn hiện nay,

khi mà ngành chăn nuôi bò sữa đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, nghề chăn nuôi bò sữa được người dân chú trọng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy mà áp lực của thực tế sản xuất đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa, nhất là đàn bò sữa cao sản nhập ngoại, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của stress nhiệt, nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w