Tiền sử kinh nguyệt và tình trạng kinh nguyệt

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của phương pháp chụp vú mammography và sinh thiết kim trong chẩn đoán ung thư vú giai đoạn tis và t1 (2) (Trang 71 - 72)

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian có kinh lần đầu của người phụ nữ có liên quan đến sự phát triển của ung thư vú, phụ nữ có kinh lần đầu trước tuổi 13 nguy cơ ung thư vú cao gấp hai lần so với những phụ nữ có kinh ở tuổi 13 hoặc muộn hơn. Người ta cũng chứng minh được ở phụ nữ có kinh lần đầu ở độ tuổi sớm có hàm lượng Estradiol cao hơn, hormon này đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển ung thư vú. [12],[15],[68].

Kết quả bảng 3.6. Nghiên cứu trên 71 bệnh nhân ung thư vú, cho thấy không có trường hợp nào có kinh trước tuổi 12, có 13 trường hợp có kinh ở độ tuổi12-13 chiếm 19,7%. Nhóm tuổi có kinh lần đầu sau 15 tuổi mắc ung thư vú rất cao chiếm tỷ lệ 41,2%.Có thể do số lượng nghiên cứu còn hạn chế, bệnh nhân có chọn lọc nên kết quả nghiên cứu không giống như nghiên cứu của các tác giả khác.

Kết quả bảng 3.6. Cho thấy có tổng số 47/71 bệnh nhân ở độ tuổi còn kinh chiếm 57,75% trong đó có 31 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vú, 10 trường hợp tiền mãn kinh chiếm 15,2% và 19/71trường hợp mãn kinh chiếm 26,76% trong đó có 14 trường hợp chẩn đoán ung thư vú. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi còn kinh chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm tuổi phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Phụ nữa chưa sinh đẻ lần nào nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ đã sinh đẻ một lần, Phụ nữ mãn kinh sau tuổi 55 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 lần so với phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45. Có lẽ do vấn đề nội tiết nên thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài sẽ dẫn đến khoảng thời gian rối loạn nội tiết tiền mãn kinh kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư vú ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh [15].

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của phương pháp chụp vú mammography và sinh thiết kim trong chẩn đoán ung thư vú giai đoạn tis và t1 (2) (Trang 71 - 72)