Bảng 3.3. Cho thấy 89,4% trường hợp đến viện trước một năm kể từ khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở vú. Có 16 trường hợp đến viện trước một tháng chiếm 24,2% kể từ khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, trường hợp đến sớm nhất sau 7 ngày phát hiện dấu hiệu bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đặng Văn Chính (2008) với tỷ lệ đến khám viện trước một năm là 84,5% , 23 trường hợp đến viện trước một tháng chiếm tỷ lệ 22,3%[4]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thi Huyền với tỷ lệ đến khám trước một năm là
85,2% [27]. Chứng tỏ rằng những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm đến
viện khám kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bệnh nên kết quả điều trị ở giai đoạn này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
4.1.4. Tiền sử.
* Tiền sử bản thân.
Theo bảng 3.4. Có 67 trong tổng số 71 trường hợp ung thư vú có tiền sử bình thường chiếm tỷ lệ khá cao (94,36%), có 2 bệnh nhân có tiền sử điều trị
u xơ vú khác bên. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Chính (2008), thì có 86,4% trường hợp có tiền sử bình thường, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi và 1,9% số trường hợp đã phẫu thuật u vú lành.[4][5].
* Tiền sử gia đình.
Theo bảng 3.5. Có 89,5 số trường hợp có tiền sử gia đình bình thường, có 4 trường hợp người thân ( mẹ hoặc chị em gái) bị ung thư vú chiếm tỷ lệ 7,8%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn của một số nghiên cứu khác có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là ung thư vú giai đoạn Tis và T1, số lượng còn hạn chế nên chưa thể làm rõ được mối liên quan giữa bệnh ung thư vú và tiền sử gia đình bị ung thư vú. Trong khi các nghiên cứu khác đối tượng nghiên cứu ở tất cả các giai đoạn của ung thư vú. Theo N.Boy.D yếu tố gia đình chiếm khoảng 15% các trường hợp ung thư vú [49]. Với kết quả 7,8% số người thân (mẹ hoặc chị, em gái) bị ung thư vú đã cho thấy yếu tố gia đình là một trong những yếu tố nguy cơ cao. Việc tìm hiểu yếu tố gia đình không chỉ giúp xác định các đối tượng cần sàng lọc trong nhóm nguy cơ, phát hiện sớm ung thư vú mà còn góp phần cho việc nghiên cứu tìm hiểu cơ chế bệnh sinh, vấn đề di truyền, gen có liên quan đến ung thư vú.
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh ung thư vú vẫn chưa được làm rõ, vì vậy việc phòng ngừa còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng tìm ra các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, rất có ý nghĩa trong việc phòng và phát hiện sớm ung thư.
Các nghiên cứu chỉ thấy rằng, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên rất nhiều đối với những người có quan hệ họ hàng gần như mẹ, chị em gái nếu người bệnh ung thư vú ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc bị ung thư vú cả hai bên thì nguy cơ mắc bệnh đối với những người có quan hệ gần gũi ( thế hệ thứ nhất) lên tới 50%. Nguy cơ mắc bệnh giảm đi đối với những người có quan hệ họ
hàng xa. [15],[16].