3.3.2.1. Xây dựng các chiến lược trong dài hạn
Về mặt xuất khẩu. có một thực tế là hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam
chỉ đưa ra các chiến lược ngắn hạn với mục tiêu duy trì trong một thời gian ngắn mà chưa có được tầm nhìn trong dài hạn hay những sách lược dài hơi hơn. Nguyên nhân đằng sau tình trạng này là khả năng của từng doanh nghiệp còn yếu trong việc nắm bắt cơ hội và xây dựng chiến lược khả thi với tầm nhìn dài hạn. Đối với từng doanh nghiệp cụ thể, các chiến lược đưa ra cần cân nhắc rất nhiều yếu tố đặc thù của riêng mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên, định hướng chung cho các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam có thể là:
Định hướng chiến lược của các doanh nghiệp được đưa phải phải đảm bảo cân nhắc đến các mục tiêu:
- Mang lại lợi ích cho khách hàng. Khi đưa ra các chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần phải đặt mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc chuyển hoá các lợi thế so sánh tĩnh và sẵn có như lao động dồi dào, giá rẻ hay nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú vào giá trị sản phẩm được cung cấp trực tiếp cho khách hàng.
- Cần chú trọng việc cải thiện và phát triển các kênh phân phối vì chúng là đầu mối đưa hàng hoá tới được tay khách hàng.
- Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới khâu quảng bá, tiếp thị sản phẩm để tạo dựng được biểu trưng riêng và hình ảnh cho hàng hóa của riêng mình và làm nổi bật chúng giữa vô số các hàng hoá khác.
Xây dựng chiến lược dựa trên những phân tích cả môi trường nội tại và bên ngoài.
Mỗi doanh nghiệp có môi trường riêng, gồm môi trường nội tại (các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo,
văn hoá doanh nghiệp...) và môi trường bên ngoài (môi trường vi mô và môi trường vĩ mô).
Như vậy, việc phân tích và đánh giá 2 môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở:
- Xác định các đặc điểm kinh tế quan trọng chính như thị trường, thị phần, công nghệ, khách hàng, đặc tính của sản phẩm,...
- Xác định các nhân tố quyết định tác động đến sự phát triển của từng ngành như năng lực và điều kiện cạnh tranh, khả năng thay đổi công nghệ, phương hướng kinh doanh trong tương lai, xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường mà doanh nghiệp hướng đến,...
- Phân tích các nhân tố cạnh tranh chính đối với từng doanh nghiệp như các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành, các đối thủ mới và tiềm năng, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự và thay thế…
- Nghiên cứu và đưa ra dự báo cho những thay đổi trong môi trường cạnh tranh tại cả thị trường trong nước, và cả trong khu vực và trên thế giới như AFTA, APEC, WTO…
Về nhập khẩu, trong dài hạn, các doanh nghiệp cần chọn lọc kĩ hơn những nhóm hàng nào cần thiết phải nhập khẩu, nhóm hàng nào có thể sử dụng sản phẩm tương tự và thay thế nhằm hạn chế sức ảnh hưởng ngoại lai cũng như dư thừa hàng hoá. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có tầm nhìn chiến lược để dự đoán trước thị trường dành cho các sản phẩm nhập khẩu, tránh tình trạng nhập ồ ạt nhưng lại không có thị trường.
3.3.2.2. Đầu tư cho công nghệ trong khai thác và sản xuất hàng hóa
Công nghệ là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công cho hoạt động xuất khẩu. Vì thế việc đầu tư cho cải tiến công nghệ là giải pháp cần được thực hiện không chỉ bởi Nhà nước mà còn bởi chính mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, càng ngày
công nghệ càng có ý nghĩa chủ đạo và quyết định hơn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt khi bước ra trường quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ hoạt động với trình độ công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với điều kiện thiếu vốn trầm trọng, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải hiện đại hoá công nghệ và dây chuyền sản xuất của mình với chi phí thấp nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao, và quan trọng là phù hợp với điều kiện và quy mô sản xuất. Dưới đây là một số đề xuất về hướng đầu tư vào việc cải tiến công nghệ:
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, và học tập nguyên tắc thiết kế và tự thiết kế, cải tiến, sửa đổi để tạo sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất đặc thù và yêu cầu chế tạo tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp nên tận dụng triệt để sự hỗ trợ của Nhà nước, các viện nghiên cứu, các trung tâm úng dụng công nghệ… để đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá công nghệ của mình.
3.3.2.3. Quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên trường quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, để đứng vững trên thị trường thế giới, mỗi doanh nghiệp cần tạo dựng được vị thế của mình. Để làm được điều này, có 2 yếu tố quan trọng cần phải nhắc đến, đó là chất lượng sản phẩm và thương hiệu. Tuy nhiên, nếu chỉ có chất lượng, doanh nghiệp vẫn có nguy cơ không tạo dựng được hoặc mất đi chỗ đứng trên thị trường nhiều cạnh tranh, thâm chí còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác như mất đi sản phẩm độc quyền hay mất thương hiệu. Như vậy, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.
Nói về thương hiệu của doanh nghiệp, một doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và nỗ lực của mỗi thành viên
trong doanh nghiệp, do đó họ cần được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, cũng như những kỹ năng thực hành cơ bản về việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu... Thương hiệu là một loại tài sản vô hình có giá trị lớn và lâu dài, do đó cần đặt giá trị thương hiệu trong cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp.
Để tạo dựng được một thương hiệu mạnh không chỉ là vấn đề quảng cáo sản phẩm hay tên tuổi doanh nghiệp mà còn đòi hỏi một chiến lược tổng lực trong dài hạn với một tầm nhìn bao quát. Đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào thị trường quốc tế, khi lên kế hoạch cho chiến lược phát triển các nhãn hiệu quốc tế của mình, việc tham khảo các chiến lược nhãn hiệu toàn cầu nổi tiếng trên thế giới là rất cần thiết bởi họ có thể rút ra nhiều bài học từ những người đi trước, để hiểu được nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại.
Đi sâu hơn vào việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu (brand image), trước hết, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đặt tên cho công ty và sản phẩm vì về lâu dài, chúng sẽ luôn đi cùng doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Và mỗi doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư thích đáng cho vấn đề sáng tạo tên thương hiệu cũng như đưa ra slogan nhằm tạo sự ấn tượng và góp phần khắc ghi hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Xây dựng được tên thương hiệu đã khó, bảo vệ được thương hiệu riêng lại càng khó hơn rất nhiều. Một vài năm trở lại đây, những rủi ro từ việc bị xâm phạm, sao chép, thậm chí ăn cắp thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam không phải là thiếu, có thể kể đến vụ giành giật lại thương hiệu kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc, vụ việc thương hiệu Chả giò rế của doanh nghiệp Cầu Tre bị chính đối tác nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản lấy mất,… hay gần đây nhất là vụ tranh chấp thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột… Để hạn chế những rủi ro này, các doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký thương hiệu ở trong nước và đặc biệt ở nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc đăng ký thương hiệu tại các thị trường khác nhau trên thế giới mang ý nghĩa sống còn. Đây là một sự đầu tư chính đáng và thiết yếu không chỉ đáp ứng được lợi ích
trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp, mà nó còn có thể giúp cho hoạt động bán hàng trực tiếp ra thị trường quốc tế đỡ lãng phí và tốn kém thêm các chi phí trung gian, không bị các công ty nước ngoài dùng nhãn mác của họ đặt tên cho sản phẩm của mình, tránh được tình trạng ép giá trên thị trường vì sản phẩm không có nhãn mác,... Hơn thế, trong dài hạn, việc này mà còn đem lại những lợi ích và thuận lớn hơn, đó là tạo nên một thương hiệu uy tín, chất lượng và có chỗ đứng trên trường quốc tế.
Bên cạnh thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng hơn đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho hàng hoá một cách hợp lý, và để tiết kiệm chi phí và hiệu quả, cần tránh việc đăng ký thừa thãi ở cả những thị trường không tiềm năng hoặc không thể vươn tới. Ngoài ra, trong thời đại của thông tin điện tử và công nghệ số hiện nay, các doanh nghiệp càng không thể bỏ qua việc đăng ký tên miền trên mạng Internet bởi Internet đang trở thành thế mạnh trong giao thương quốc tế, trong đó có việc tiếp thị với sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử toàn cầu. Một tên miền phù hợp cần ngắn gọn, thông dụng và dễ truy cập sẽ trở thành lợi thế để doanh nghiệp đưa hình ảnh, thông tin của mình đến với người tiêu dùng, đặc biệt là với khách hàng đến từ nhiêu quốc gia khác nhau trên thế giới.
3.3.2.4. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về văn hoá và xã hội các nước Trung Đông để có những bước đi cẩn trọng và thích hợp.
Trung Đông là khu vực có nhiều nét đặc biệt về văn hoá và xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam trước khi hợp tác, trao đổi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu về văn hoá cũng như những tục lệ ở các nước một cách cẩn trọng. Trong quan hệ kinh doanh, việc tôn trọng nét văn hoá của đối tác là hết sức quan trọng, nó sẽ quyết định khá lớn đến sự thành công hay thất bại của mối hợp tác.
3.3.2.5. Đẩy mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa để tạo ra sức mạnh cạnh tranh trên trường quốc tế.
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài khá lớn, nhưng đa số còn manh mún, nhỏ lẻ chứ chưa có sự tập
trung. Đó chính là điểm yếu của chúng ta khi từng doanh nghiệp riêng lẻ tiến quân ra thị trường nước ngoài để tìm đầu ra cho hàng hoá của mình mà thiếu đi những doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu hay sức mạnh tập hợp chung của nhiều doanh nghiệp.
Thực tế, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh ở đây không còn là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đơn lẻ mà là giữa các tập đoàn lớn, các liên minh doanh nghiệp, là sự cạnh tranh giữa các ngành kinh tế của các nước khác nhau và giữa các nền kinh tế với nhau. Vì thế, cần thiết phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra sức mạnh chung và tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Rõ ràng là nếu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tình trạng canh tranh không lành mạnh như hiện nay với việc đua nhau giảm giá để xuất khẩu, kết quả sẽ không chỉ là doanh thu bị hạn chế mà nguy hiểm hơn còn là bị các công ty nước ngoài ép giá hay thậm chí có thể mắc vào các vụ kiện về bán phá giá… Và kết quả là, thiệt hại cho chính các doanh nghiệp này về mặt chi phí bỏ ra khá cao trong khi doanh thu mang lại không đủ bù đắp và sâu hơn là ảnh hưởng tới sức mạnh chung của cả nền kinh tế quốc gia.
Như vậy, nếu các doanh nghiệp đơn lẻ biết tập trung lại, hợp tác với nhau nhằm tạo nên những tập đoàn, những liên minh lớn chuyên xuất khẩu những mặt hàng nhất định, khả năng cạnh tranh của chúng ta tại các thị trường nước ngoài sẽ được nâng cao và phần nào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam sức ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc hiện nay đã trở thành xu hướng diễn ra rộng khắp các nước trên thế giới. Và trong kỷ nguyên của toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế và lấy đó làm động lực để phát triển kinh tế. Có thể nói rằng, việc hợp tác giờ đây không chỉ là giữa quốc gia với quốc gia hay giữa các nước trong khu vực với nhau nữa mà còn la giữa quốc gia với các vùng lãnh thổ, với khu vực và giữa các nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Với mục tiêu mở rộng hơn thị trường tiêu thụ cũng như tăng thêm các mối quan hệ và bạn hàng, Việt Nam đang tấn công sang thị trường của nhiều nước khác nhau, nhiều khu vực khác nhau, trong đó có Trung Đông. Từ những thông tin được xem xét và tổng hợp trong bài nghiên cứu, có thể thấy, Trung Đông là một thị trường lớn và tiềm năng cho Việt Nam. Hơn thế nữa, với vị trí địa lý chiến lược, là cầu nối giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, việc đẩy mạnh quan hệ thương mại hàng hoá với khu vực này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiến xa hơn và tiếp cận với nhiều thị trường hơn. Mặt khác, thị trường Trung Đông lại là thị trường có nhu cầu với nhiều mặt hàng chúng ta có lợi thế như lương thực, hàng tiêu dùng…, vì thế đây là cơ hội lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội cũng chính là thách thức khi Việt Nam vẫn còn chưa thực sự vững mạnh trong các ngành xuất khẩu và vẫn còn nhập khẩu với tỷ trọng khá lớn, việc đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Trước mắt và trong tương lai xa hơn, để phát triển thương mại, đặc biệt là thương mai hàng hoá, Việt Nam cần có những biện pháp và chính sách phù hợp nhửm tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, trong dó có khu vực Trung Đông. Với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, Việt Nam có đủ khả năng để phát triển hơn nữa hoạt động thương mại hàng hoá và tạo dựng chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Trong dài hạn, việc nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo dựng thương hiệu vững bền cũng như phối
hợp giữa các chính sách của Nhà Nước và các biện pháp của riêng từng doanh nghiệp là cần thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo chỗ đứng trên trường quốc tế. Và với những đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tồn đọng trong hoạt động thương mại hàng hoá và nâng cao hơn nữa những ưu điểm của doanh nghiệp, của quốc gia, hi vọng rằng sau một thời gian nữa, quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông sẽ có được nhiều bước tiến tích cực mới và nhiều thành công hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Phan Kế Bính, 2005, Việt Nam phong tục, NXB Văn Học, Hà Nội
2. GS.TS. Bùi Xuân Lưu, PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải, 2008, Giáo trình Kinh
tế Ngoại Thương, NXB Lao động xã hội, Hà Nội
3. Hồ Liên, 2008, Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, NXB Văn Học, Hà
Nội
4. PGS.TS. Bùi Thị Lý, 2009, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Giáo