Tình hình hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Trung

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa giữa việt nam và khu vực trung đông (Trang 56 - 64)

Đông từ năm 2008 đến nay

2.3.1. Tình hình hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Trung Đông từ 2008 đến nay Trung Đông từ 2008 đến nay

Với thế mạnh dầu khí, Trung Đông được xem như là đối tác quan trọng của Việt Nam trong hoạt động thương mại hàng hóa, hợp tác dầu khí. Xác định được tầm quan trọng đó, ngày 09/09/2008 Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015. Trong đề án, một số giải pháp thúc đẩy hợp tác hai khu vực được đưa ra trong các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, đầu tư, dầu khí, lao động, thương mại, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, khoa học và công nghệ...

Để triển khai thực hiện đề án, ngày 15/12/2008 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra Quyết định số 6583/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đê án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015 với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tổng giá trị thương mại hàng hóa với khu vực Trung Đông đạt 7,5 tỷ USD năm 2015.

Hầu hết các nước khu vực Trung Đông là những nước có nền nông nghiệp còn chưa phát triển, năng suất thấp, không đáp dứng được nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân nên đây là thị trường tiềm năng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Thêm vào đó, nhu cầu thủy sản của thay thế cho thịt trong các bữa ăn tại các nước Trung Đông cũng tăng làm cho nhu cầu nhập khẩu thủy hải sản từ Việt Nam tăng đáng kể. Bên cạnh đó, các mặt hàng như dệt may, giầy dép, đồ điện tử, đồ gia dụng... cũng sẽ là những mặt hàng nhu cầu nhập khẩu cao của Trung Đông từ Việt Nam.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông là 1,2 tỷ USD, tăng 71% so với 2007.

Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Đông phát triển trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 1,65 tỷ USD, tăng 44,7% so với 2009; năm 2011 đạt 2,54 tỷ USD, tăng 54% so với 2010; năm 2012 đạt 4,19 tỷ USD, tăng 65% so với 2011; 7 tháng đầu năm 2013 đạt 2,75 tỷ USD, tăng 68% so với 2012.

Năm 2012, UAE là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam so 2,07 tỷ USD, tiếp sau là Turkey(Thổ Nhĩ Kỳ) với 828,6 triệu USD, Saudi Arabia (Ả rập Xê út) 545,8 triệu USD.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông giai đoạn 2012 - 2013

(Đơn vị: triệu USD) Thị trường Năm 2012 Tăng XK 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu XNK Xuất khẩu Nhập khẩu XNK Saudi Arabia 545,8 885,0 1430,8 109% 176,8 585,8 762,6 Bahrain 6,0 11,0 17,0 - 19% 3,9 6,7 10,6 Quatar 18,5 233,5 252,0 7% 6,9 68,9 75,8 Kuwait 29,2 708,7 737,9 1% 15,7 390,5 406,2 Jordan 42,2 3,9 46,1 8% 22,4 2,8 25,2

Iraq 158,9 0 158,9 6% 86,4 86,4 Isarel 279,2 158,9 438,1 63% 170,2 107,5 277,7 Lebanon 53,9 0,2 54,1 17% 25,3 0,3 25,6 Oman 13,4 42,4 55,8 - 26% 7,1 13,9 21,0 Turkey 862,6 85,5 948,1 12% 508,3 44,6 552,9 UAE 2077,4 303,5 2380,8 126% 1967,6 172,0 2139,6 Yemen 21,8 0,5 22,3 13,4 0,1 13,5 Syria 9,2 0,2 9,4 10,6 0,2 10,8 Tổng 4118,1 2433,3 6551,3 304% 3014,6 1393,3 4407,9

Nguồn:Bộ Công Thươn, Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông phát triển nhanh http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2248/quan-he-thuong-mai-viet-nam---trung-

dong-phat-trien-nhanh.aspx

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Trung Đông là hơn 4 tỷ USD năm 2012, trong đó thủy hải sản chiếm hơn 293 triệu USD, đặc biệt cá tra chiếm 63%. Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu của cá tra sang Trung Đông là 185,9 triệu USD năm 2012, chủ yếu là sang Saudi Arabia. 10 tháng đầu năm 2013, Viêt Nam xuất khẩu cá tra sang Saudi Arabia 40,7 triệu USD, tăng 2,28%; sang Lebanon 8,6 triệu USD tăng 0,6%; sang Iraq 3,6%, tăng 0,25%. Theo VASEP, Việt Nam vẫn luồn là 1 trong số 5 nước dẫn đầu xuất khẩu fillet cá đông lạnh sang thị trường Trung Đông. Tại Lebanon, Việt Nam đứng đầu xuất khẩu fillet cá đông lạnh, chiếm hơn 75% tổng giá trị nhập khẩu cá tra; tại Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), Việt Nam đứng thứ 3 hay 4 xuất khẩu, năm 2012 đạt 5,3 triệu USD, tăng 14% so với 2011, thị phần fillet cá đông lạnh của Việt Nam chiếm 2% năm 2008 nhưng đến 2012 tăng đáng kể lên 20%.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang khu vực Trung Đông liên tục tăng, cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may giai đoạn 2009 – 2013

(Đơn vị: triệu USD)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Kim ngạch XK 43,3 56,7 76,6 87,1 117,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Xuất khẩu hàng dệt may sang khu vực Trung Đông vượt ngưỡng 100 triệu USD trong năm 2013, truy cập ngày 12/04/2014 http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2854/xuat-khau-hang-det-may-sang-khu-vuc-trung- dong-vuot-nguong-100-trieu-usd-trong-nam-2013.aspx

Các thị trường khu vực Trung Đông chủ yếu nhập hàng dệt may của Việt Nam. Trong đó, UAE, Turkey (Thổ Nhĩ Kì), Saudi Araba (Ả-rập Xê-út) là các thị trường nhập khẩu nhiều nhất.

Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may khu vực Trung Đông giai đoạn 2009 – 2013 (Đơn vị: USD) STT Tên nước 2009 2010 2011 2012 2013 1 Saudi Araba 7032637 6862287 12271416 34420398 28079245 2 Bahrain - - 77223 - 11334 3 Quatar - - 3938 - 232497 4 Kuwait - - 3099 748374 980438 5 Jodan - - 551944 874372 1253997 6 Iran 102643 49541 248835 - 19494 7 Iraq - 1296 265560 - - 8 Isarel 1585594 4693464 7183727 17426620 16313111 9 Libanon - - 551944 1005047 957573 10 Turkey 21640063 28694807 31535274 19373177 16564052 11 UAE 12294609 16352957 23870572 40582019 53817563 12 Yemen - - 81375 - - Tổng 43,3 56,7 76,6 87,1 117,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Xuất khẩu hàng dệt may sang khu vực Trung Đông vượt ngưỡng 100 triệu USD trong năm 2013, truy cập ngày 12/04/2014 http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2854/xuat-khau-hang-det-may-sang-khu-vuc-trung- dong-vuot-nguong-100-trieu-usd-trong-nam-2013.aspx

Bên cạnh đó, rau quả nhập khẩu từ Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh. Tháng 9 năm 2013 đã nhập khẩu 18,8 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Đông đạt 25,2 triệu USD năm 2013, tăng 45,8% so với năm 2012. Mặt hàng rau quả chủ yếu xuất khẩu sang các nước Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Jordan. 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ra qua vào Saudi Arabia là 8,5 triệu USD (tăng 33,7% so với 2012), UAE là 4,3 triệu USD (tăng 8,1%), Kuwait là 1,8 triệu USD (tăng 59,2%). Đặc biệt, năm 2013, Bahrain và Iran là hai quốc gia có kim ngạch nhập khẩu rau quả cao nhất khu vực tương ứng

270,9% và 129,1% so với 2012. Thêm vào đó, Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) và Oman cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam. Ngoài ra, Trung Đông còn nhập khẩu nhiều mặt hàng trái cây nhiệt đới, hoa quả sấy khô từ Việt Nam. UAE tuy là thị trường lớn với các trung tâm mua sắm và là nơi trung chuyển hàng lớn nhất khu vực nhưng do điều kiện tự nhiên không tương hợp cho việc phát triển nông nghiệp nên nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng.

2.3.2.Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường Trung Đông từ 2008 đến nay

Thị trường Trung Đông cũng có mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, năm 2010, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Đông đạt 3,31 tỷ USD, tăng 44,7%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 1,65 tỷ USD; năm 2011 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 56%. Con số này của 8 tháng đầu năm 2012 là 3,95 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 2,45 tỷ USD.

Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5%/năm và là khu vực giàu tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt, công nghệ sinh học, công nghệ hóa dầu..., Trung Đông thực sự là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2009, dù trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Đông vẫn đạt 2,16 tỷ USD (trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam 1,13 tỷ USD, nhập khẩu về 1,03 tỷ USD). Năm 2010, chỉ trong 9 tháng đầu năm xuất khẩu sang Trung Đông đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hải sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, gỗ - sản phẩm gỗ, gốm sứ, sắt thép… Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm nguyên liệu chất dẻo, dầu mỏ, hóa chất, khí LPG,kim loại thường, linh kiện ôtô, máy móc thiết bị...

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Trung Đông chủ yếu là gạo, dệt may, da giày, sản phẩm cơ khí, đồ nhựa, gỗ, xe máy, xe đạp, linh kiện điện tử... Đây đều là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Trung Đông trong tháng 9 năm 2013 đạt 69,9 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ 2012 và bằng 80,9% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường khu vực trong năm 2012. Với tình hình thị trường xuất khẩu như hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước Trung Đông ước đạt 90,2 triệu USD cho cả năm 2013.

Hầu hết các thị trường trong khu vực Trung Đông đều nhập mặt hàng giày dép của Việt Nam. Trong đó, ba thị trường nhập khẩu lớn nhất là Các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Isarel. Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang UAE đạt 37,2 triệu USD (tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2012), Turkey đạt 16,5 triệu USD (tăng 22,4%), Isarel đạt 12,1 triệu USD (tăng 39,8%). Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Lebanon (Li-băng) tăng trưởng cao nhất trong số các nước ở khu vực, đạt 1,5 triệu USD và tăng 47,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, một số thị trường cũng mới bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam như Kuwait, Bahrain, Iran và Yemen.

Hoạt động trao đổi thương mại tại khu vực Trung Đông khá nhộn nhịp thời gian gần đây, đặc biệt là các nước thuộc khối các quốc gia hợp tác vùng Vịnh – GCC. Trong đó, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là trung tâm mua sắm và tiêu dùng lớn nhất trong khối các nước Ả-rập nói chung và các nước GCC nói riêng và là thị trường nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng giày dép của Việt Nam trong khu vực. Khu vực thị trường Trung Đông luôn có nhu cầu khá lớn đối với mặt hàng giày dép. Chủ yếu là giày cho nam, nữ và trẻ em, dép san dal các loại…Tuy nhiên, tính cạnh tranh đối

với mặt hàng này tại khu vực khá cao, đặc biệt là với các nhà xuất khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...

Xuất khẩu giày dép những năm gần đây luôn được xem là mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 7,26 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu giày dép sang Trung Đông đạt được kết quả tích cực thời gian qua là tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu giày dép trong thời gian tới sang thị trường này. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng của các nước Trung Đông và ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư đầu vào để có mức giá cạnh tranh hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép sang khu vực Trung Đông.

Ngoài da giày, hạt tiêu cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Trung Đông trong tháng 9 năm 2013 đạt 80,5 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ 2012. Với tình hình thị trường xuất khẩu như hiện nay, dự tính tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang các nước Trung Đông sẽ đạt trên 100 triệu USD cho cả năm 2013.

Mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Trung Đông. Trong đó, UAE (Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất)là thị trường nhập khẩu nhiều nhất (chiếm 57,6% tổng kim ngạch), tiếp theo là Saudi Arabi (Ả-rập Xê-út)(12%), Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) (8,9%), Isarel (I-xra-en) (6,7%). Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang toàn khu vực giảm 3,2% do thị trường chính UAE giảm 19,2%. Tuy nhiên một số thị trường có tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ như Iran tăng 707,7%, Jordan (Gioóc-đa-ny) tăng 390,6%, Oman (Ô-man) tăng 65,7%, Yemen (Y-ê-men) tăng 64,7%, Lenbanon (Li-

băng) tăng 49,9%, Saudi Arabi (Ả rập Xê út) tăng 21,2%. ( Tham khảo phụ lục 1: các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Đông 2012)

CHƯƠNG III: Triển vọng và các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa giữa việt nam và khu vực trung đông (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)