3.3.1. Các giải pháp về phía Nhà nước
Trung Đông là khu vực thị trường quan trọng của Việt Nam, đặc biệt xét trên các khía cạnh trao đổi thương mại, hợp tác dầu khí, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Do có thế mạnh về ngành công nghiệp dầu khí, Trung Đông được nhiều nước xác định là khu vực ưu tiên trong chiến lược phát triển hợp tác dầu khí của mình. Theo các chuyên gia, để thành công khi tham gia thị trường Trung Đông, các doanh nghiệp trong nước cần tích cực tham gia và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như khảo sát thị trường, tham dự hội chợ, triển lãm chuyên ngành. Trong đó, chú trọng xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp, khai thác tốt các ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Trong lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông – Bắc Phi, Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữ Việt Nam và khu vực Trung Đông.
Một là, cung cấp thông tin về những lĩnh vực ưu tiên đầu tư, kinh doanh của mỗi nước; kinh nghiệm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao để tạo thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp của chúng ta đầu tư, kinh doanh thành công vào thị trường của nhau.Đề xuất các sáng kiến và biện pháp cụ thể, nâng cao hiệu quả thực chất của các cơ chế hợp tác để Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước Trung Đông-Bắc Phi hỗ trợ hiệu quả hơn nữa các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, thảo luận tìm ra các biện pháp thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh, nhất là thương mại, năng lượng, khai khoáng và phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng và ký kết các hiệp định, thỏa thuận nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, lâu dài cho quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực này.
Ba là, xây dựng các định hướng, biện pháp nâng cao và cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lao động, giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa và du lịch. Việt Nam và một số nước châu Phi đã gặt hái được những kết quả tích cực ban đầu về hợp tác trong những lĩnh vực này. Đó là những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích cho chúng ta xây dựng và triển khai các dự án hợp tác song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Trung Đông-Bắc Phi hoặc đa phương với sự hỗ trợ của bên thứ ba. Việt Nam có nguồn lực lao động dồi dào, có kỹ năng, tay nghề ngày càng được nâng cao, có thể đáp ứng tốt nhu cầu lao động ngày càng lớn của các nước Trung Đông-Bắc Phi. Đây là lĩnh vực chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác và chúng ta cần phát huy tốt tiềm năng hợp tác to lớn này.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường quan hệ giữa các bộ ngành, chính phủ giữa hai bên; thiết lập các khuôn khổ pháp lý như đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước. Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại; tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài và tăng cường công tác thị trường. Các cơ quan đại diện và thương vụ Việt Nam tại các nước nên tiếp cận các doanh nghiệp, đối tác nhập khẩu ở nước ngoài để giới thiệu, chào hàng sản phẩm xuất khẩu trong nước và cung cấp thông tin liên hệ của đối tác về nước. Xác định được tầm quan trọng của thị trường Trung Đông, ngày 09/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015. Đề án đã đưa ra một số nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Trung Đông trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu khí; lao động; thương mại; tài chính – ngân hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông tin, văn hóa, thể thao; nông nghiệp; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; an ninh, quốc phòng. Triển khai thực hiện đề án, liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại, ngày 15 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 6583/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương
thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008 – 2015. Chương trình hành động đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với khu vực Trung Đông đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2015
Theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao và ký kết hiệp định thương mại với các nước trong khu vực này nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp đi thăm lẫn nhau và nhiều văn kiện hợp tác song phương đã được ký kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên.
Ngày 18 tháng 4 năm 2014, Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức hội thảo trên do Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Tiềm năng và cơ hội kinh doanh với thị trường các nước khu vực Trung Đông”
Vụ trưởng Trần Quang Huy cho biết Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước luôn cố gắng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.
Dự kiến, Thoả thuận hợp tác về lao động giữa Việt Nam và các nước Trung Đông sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi Thoả thuận chính thức, phía Việt Nam và các nước đối tác đã nhất trí nếu có hợp đồng là thực hiện thí điểm dần việc đưa lao động sang.
Theo Đề án mở thị trường Trung Đông đang được chuẩn bị để trình Chính phủ, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tham gia thị trường này thông qua việc thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động, hiệu quả tốt và xúc tiến thành lập các văn phòng đại
diện tại khu vực này để làm công tác quản lý, thẩm định hợp đồng và giải quyết những vướng mắc phát sinh.