Mục đích của nghiên cứu là nhằm khám phá và đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của khách “du lịch ba lô” tại “Phố Tây” Nha Trang theo phương pháp HOLSAT. Trên cơ sở các khám phá đó sẽđưa ra các đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo và những kiến nghị cho các nhà hoạch định chinh sách và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch phục vụ cho khách “du lịch ba lô”.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, xuất phát từ động cơ du lịch là để mở mang kiến thức, tiếp xúc với những người cùng quan điểm và trì hoãn một vài quyết định kinh tế xã hội, loại hình “du lịch ba lô” có những đặc điểm đặc trưng riêng: du lịch dài ngày, ngân sách hạn hẹp cho việc lưu trú, hành trình linh hoạt, và thực hiện các hoạt động riêng lẻ và không thuần du lịch, khách “du lịch ba lô” có những kỳ vọng và cảm nhận khác với các khách du lịch thông thường. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách “du lịch ba lô” đối với những thuộc tính du lịch cũng khác với các khách du lịch thông thường.
Phần lớn các khách “du lịch ba lô” đều hài lòng về chuyến du lịch đến Nha Trang. Các thuộc tính đạt mức độ hài lòng cao nằm trong các nhóm Các điểm giải trí
(thời tiết dễ chịu), các hoạt động giải trí riêng biệt (tắm nắng, đọc sách ngoài bãi biển, thưởng thức đặc sản với giá rẻ). Sự an toàn, vệ sinh tại điểm đến cũng đạt được mức độ hài lòng thông qua các đánh giá tích cực về ô nhiễm, ăn xin, bán hàng rong, trộm vặt trên đường phố.
Sự phát triển mạnh của khu “Phố Tây” đã cung cấp cho phân khúc khách du lịch này một sự lựa chọn thoải mái đối với các nhà trọ với nhân viên thân thiện, lịch sự và phòng ốc an toàn, vệ sinh. Kết quả này đã chứng minh cho luận điểm cho rằng khách “du lịch ba lô” không dành nhiều ngân sách cho việc lưu trú. Vì vậy chất lượng của các
cơ sở lưu trú chỉ cần đầu tưđủ đảm bảo yêu cầu của khách du lịch ba lô: an toàn, vệ sinh.
Nhiều khách “du lịch ba lô” có lịch trình và các thói quen du lịch phù hợp với các nghiên cứu trước đây, du lịch giá rẻ với lịch trình dài qua nhiều nước. Tuy vậy, cũng có những khách “du lịch ba lô” đi theo lịch trình phổ biến của những khách du lịch thông thường.
Nghiên cứu này cũng đạt được mục tiêu kiểm định tính ứng dụng của mô hình HOLSAT trong việc đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nói chung và khách “du lịch ba lô” tại Nha Trang nói riêng, dựa vào việc so sánh cảm nhận thực tế với kỳ vọng trước chuyến đi. Nghiên cứu cũng trình bày những nhận định chung của du khách và đánh giá của họ về môi trường du lịch Nha Trang. HOLSAT là phương pháp phân tích định lượng cho phép ứng dụng phân tích thống kê để tìm ra mức độ hài lòng hoặc không hài lòng dựa trên các thuộc tính tiêu cực và các thuộc tính tích cực. Đây là một công cụ có tiềm năng ứng dụng rộng trong việc nghiên cứu sự hài lòng tại các điểm đến bởi khả năng cung cấp những thuộc tính mang đặc trưng của từng điểm đến mà các phương pháp phân tích trước đó chưa thểđáp ứng được.
Nghiên cứu cũng bổ sung các câu hỏi mở để bổ sung các hạn chế của phương pháp HOLSAT nguyên bản được Tribe và Snaith phát triển năm 1998.