H= Td x 100% TN

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng NHNo PTNT huyện kim thành thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 38)

II- Doanh số thu nợ 28.771 100 35.832 100 37.266 100 Trong đó:

H= Td x 100% TN

TNV Trong đó: H là hiệu suất sử dụng vốn. Td là tổng dư nợ. TNV là tổng nguồn vốn.

Hiệu suất sử dụng vốn của NHNo Kim thành được thống kê như sau:

Bảng 5: Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng No Kim thành.

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 2002

Tổng nguồn vốn(triệu đồng) 36.237 51.200 56.228

Tổng dư nợ (triệu đồng) 37.113 49.251 66.487

Mặc dù, là một chi nhánh Ngân hàng nhỏ mới đi vào hoạt động được hơn 5 năm song hoạt động của Ngân hàng Kim thành rất hiệu quả, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là khá cao. Năm 2000 hiệu suất sử dụng vốn là 102,41% , năm 2001 là 96,19% và năm 2002 là 118,2%. Như vậy, hiệu quả của một đồng vốn huy động ở mỗi năm luôn đạt ở mức độ cao, khả năng cho vay và khả năng huy động vốn tương đương nhau.

Nói tóm lại, qua các báo cáo về tình hình kinh doanh của Ngân hàng ta nhận thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Kim thành tăng cả mặt số lượng và chất lượng so với năm 2001. Tuy nhiên đây mới chỉ là thành tích khiêm tốn nhưng đội ngũ cán bộ Ngân hàng nói chung và đội ngũ CBTD nói riêng đã có nỗ lực lớn. Chi nhánh đã tập trung hơn vào công tác thu nợ và luôn chú trọng vào mục tiêu an toàn vốn vì đây là tiền đề cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Trên đây, chúng ta mới chỉ phân tích về mặt số lượng của công tác tín dụng tại Ngân hàng . Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả đạt được của công tác này ta cần đi sâu vào tìm hiểu chất lượng hoạt động của công tác tín dụng. Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ.

* Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng:

Kinh doanh là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Tuy nhiên cũng như các ngành nghề khác, lợi nhuận luôn gắn liền với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.

Với nguồn vốn huy động đã có sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Nếu nguồn vốn lớn mà dư nợ nhỏ thì Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn, Ngân hàng không tìm được khách hàng tin cậy để cho vay. Nhưng nếu dư nợ tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt. Bởi vì, dư nợ tín dụng quá cao là thể hiện hiệu quả kinh doanh trước mắt của Ngân hàng là đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động được song về mặt lâu dài dư nợ quá cao có thể dẫn tới tình trạng không thu hồi được vốn, không thu được lãi, khi đó sẽ làm giảm đi hiệu quả sinh lời của Ngân hàng, khả năng rủi ro xảy ra cao.

Dư nợ tín dụng cao có thể dẫn đến có những khoản nợ không thu hồi được khi đến hạn và sau khi đã gia hạn nợ mà khách hàng vẫn không thể trả nợ lúc đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Việc này làm vòng quay vốn sẽ bị chậm, hạn chế khả năng mở rộng thị phần của Ngân hàng .

Mặc dù, nhà quản trị Ngân hàng nào cũng hiểu được điều này song hoạt động kinh doanh tín dụng của bất kỳ NHTM cũng không thể tránh khỏi tình trạng có nợ quá hạn và nó là một vấn đề bức xúc cần giải quyết đặc biệt là trong nền kinh tế ngày càng phát triển nhưng nhiều rủi ro như hiện nay. Trong đó, NHNo Kim thành cũng không là một ngoại lệ. Tại Ngân hàng những khoản nợ đến hạn trả mà khách hàng không trả (có thể cố tình hoặc không có khả năng trả) thì Ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn. Với những khoản nợ này thì Ngân hàng thường tính lãi suất cao hơn lãi suất cho vay bình thường nhằm bù lại phần thiệt thòi mà Ngân hàng phải chịu khi không thu hồi được nợ và nhằm phạt người vay vốn không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng đã ký giữa hai bên. Tại chi nhánh NHNo Kim Thành lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Những khoản nợ quá hạn thường gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng như:

+ CBTD luôn phải theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trong việc hoàn trả vốn gốc và lãi.

+ NQH làm tăng rủi ro tín dụng khi khách hàng cứ xin gia hạn nợ thêm mà không có khả năng trả nợ gốc và lãi. Ngân hàng có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để thu hồi nợ quá hạn song điều đó có thể bắt buộc Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí và giảm uy tín của Ngân hàng .

Nếu trong quá trình theo dõi nợ đến hạn và chuyển nợ quá hạn làm không đúng qui định sẽ dẫn đến nợ quá hạn khó đòi, Ngân hàng khó có khả năng thu hồi nợ.

Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo - PTNT Kim Thành. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 37.113 100 49.251 100 66.487 100 Tổng nợ quá hạn 410 100 316 100 415 100 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ(%) 1,1 0,6 0,6 A. NQH theo thành phần kinh tế 410 100 316 100 415 100 I. DNNN 0 0 0 0 0 0 II. Kinh tế hộ. 410 100 316 100 415 100 1. Hộ nông dân 387 99.4 309 97.8 404 97,3 2. Hộ vay đời sống. 23 5.6 7 2.2 11 2,7 3. Hộ vay cầm đồ 0 0 0 0 0 B. Theo nguồn vốn. 410 100 316 100 415 100 1. Vốn nội địa. 214 52.2 126 39.9 265 63,8 2. Vốn UTĐT 196 47.8 190 60.1 150 36,2 + 2561 46 11.2 43 13.6 6 1,4 + ADB 27 6.6 30 9.5 31 7,4 + RDF 16 3.9 10 3.2 6 1,4 + EC 107 26.1 107 33.8 107 26

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000,2001, 2002.

Tổng dư nợ quá hạn qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt. Năm 2000 dư nợ quá hạn ở mức 410 triệu đồng năm 2001 chỉ còn 316 triệu nhưng đến năm 2002 dư nợ

hạn là bằng so với năm 2001 nhưng lại tăng về giá trị tuyệt đối là 99 triệu đồng tỷ lệ tăng là 23,8% đây là điểm mà Ngân hàng nông nghiệp Kim Thành cần phải phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi giảm bớt rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng.

Nhìn vào bảng 7 cho thấy tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn có xu thế tăng lên là do NHNO & PTNT khách hàng chủ yếu là hộ nông, dân trình độ sản xuất hàng hoá của hộ nông dân còn thấp số lượng món vay lớn song số tiền vay nhỏ

(Tổng dư nợ là 66487 triệu số hộ là 12848, bình quân là 5,2 triệu đồng / hộ). Phương án sản xuất chủ yếu do CBTD hướng dẫn, đối tượng sản xuất kinh doanh đa dạng, khối lượng công việc của CBTD quá tải (5 tỷ / 800 hộ / CBTD). Vì vậy, việc định kỳ hạn nợ có phần thiếu chính xác, nhất là những món vay < 10 triệu đồng( người vay không phải lập phương án SX-KD, cho nên việc thực hiện quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 từ ngày 01/07/2002, những khoản nợ, lãi đến hạn chưa có khả năng thanh toán hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn nợ, phải chuyển nợ quá hạn toàn bộ dư nợ còn trên HĐTD( những khoản chưa đến hạn cũng phải chuyển nợ quá hạn ). Chính vì vậy, nợ quá hạn trung và dài hạn tăng dần. Phân tích theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn của vốn UTĐT là giảm đi so với năm 2001 nợ quá hạn tăng chủ yếu ở vốn nội địa. Năm 2002 nợ quá hạn vốn nội địa là 265 triệu đồng tăng 51 triệu đồng so với năm 2000 và tăng 139 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,2% và 33,5%. Nợ quá hạn vốn UTDT là 150 triệu đồng giảm so với năm 2000 là 46 triệu đồng và giảm so với năm 2001 là 40 triệu đồng nợ qúa hạn có giảm song ở mức chưa cao. Mặt khác nợ quá hạn nội địa tăng lên dẫn theo nợ quá hạn của toàn huyện là vẫn tăng cao về mặt gía trị tuyệt đối. Do dư nợ tăng trưởng mạnh lên vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%.

Hộ nông dân là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Kim Thành là thành phần kinh tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố khách quan. Vì vậy dư nợ quá hạn của hộ nông dân luôn chiếm tỷ trọng cao năm 2000 nợ quá hạn hộ nông dân là 387 triệu đồng chiếm 94,4% tổng dư nợ quá hạn, đến năm 2001 nợ quá hạn giảm xuống còn 309 triệu đồng chiếm 97,8% tổng nợ quá hạn, nhưng đến năm 2002 nợ quá hạn là 404 triệu đồng chiếm 97,3% tăng lên so với năm 2001 là 95 triệu đồng.

Do năm 2002 thời tiết có nhiều bất thuận, sản xuất nông nghiệp sâu bệnh, chuột phá hoại mùa màng, nên ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng sản phẩm, thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, trong huyện đại đa số các xã đều chuyển đổi từ cây lúa sang trồng vải, nhãn sản phẩm sản xuất ra giá bán thấp, nhiều loại cây rau màu sau khi thu nhập không đủ bù đắp chi phí, tác động xấu đến sản xuất kinh doanh và thu nhập của dân cư, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng. Để khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng được đảm bảo, khách hàng trả nợ đúng hạn đòi hỏi phải khắc phục được những điều kiện khách quan trên. Đây là điều rất khó thực hiện, song chúng ta có thể hạn chế phần nào những bất lợi này như: Khi phát hiện rau màu có hiện tượng sâu bệnh cần phải phun thuốc trừ sâu kịp thời, chăm bón đúng quy trình, liều lượng

Những thành phần kinh tế còn lại bao gồm: Hộ vay đời sống, vay cầm đồ có tỷ lệ NQH rất thấp so với tổng dư nợ. Năm 2000 NQH hộ vay đời sống là 23 triệu đồng, năm 2001 là 7 triệu đồng, năm 2002 là 11 triệu đồng. Như vậy, NQH hộ vay đời sống năm 2002 lại tăng cao hơn so năm 2001 là 4 triệu đồng.

Qua số liệu phân tích trên cho ta thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tương đối ổn định và phát triển. Mặc dù vẫn còn NQH song tỷ lệ này là rất thấp so với tổng dư nợ. Năm 2001 tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ là 0,6%, đến năm 2002 vẫn là 0,6%. Nguyên nhân còn tồn đọng NQH là do các yếu tố khách quan mang lại, đây là nguyên nhân mà hầu như các Ngân hàng thương mại đều gặp phải, để hạn chế tối đa tác động của nguyên nhân khách quan đó thì các Ngân hàng phải tính toán, định lượng được trước những rủi ro, tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, tổn thất đó để có hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn.

Trong năm Ngân hàng đã có một số biện pháp tích cực bám sát con nợ để thu hồi nợ quá hạn như vận động khách hàng tự bán tài sản, tìm mọi nguồn thu nhập trong gia đình trả nợ NQH khó đòi thu được 200 triệu đồng. Mặc dù tỷ lệ NQH giẩm song vẫn còn cao hơn so với tỷ lệ bình quân chung của tỉnh là0,15% (tỷ lệ chung toàn tỉnh là 0,49%).

* Kết quả kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng trong thời gian qua:

Sau khi tái lập huyện 1997 đi vào hoạt động, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể CBCNV chi nhánh Ngân hàng Kim Thành dưới sự quan tâm, lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc chi nhánh đã nỗ lực kinh doanh và đạt những kết quả nhất định góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp - phát triển nông thôn trên địa bàn huyện cũng như góp phần vào kết quả chung của NHNo tỉnh Hải dương.

Bảng 7: Kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu chủ yếu:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000

Năm

2001 Năm 2002

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 36.237 51.200 56.228

Doanh số cho vay Triệu đồng 35.771 46.861 54.502

Tổng dư nợ Triệu đồng 37.113 49.251 66.487

Nợ quá hạn Triệu đồng 410 316 415

Hiệu suất sử dụng vốn % 102,4 96,2 118,2

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000, 2001, 2002.

Qua bảng 7 cho ta thấy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh là tương đối cao,điều đó thể hiện phương thức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, cơ cấu đầu tư vốn ngày càng hợp lý hơn. Qua việc mở rộng đầu tư vốn tới các thành phần kinh tế, tạo điều kiện giúp cho mọi thành phần kinh tế có đủ vốn để ổn định, mở rộng để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tận dụng khai thác được tiềm năng sẵn có, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng làm cho đời sống, việc làm của CBCNV của chi nhánh được đảm bảo, kết quả tài chính hàng năm có lãi.

Những kết quả trên khẳng định quyết tâm cao của tập thể toàn chi nhánh trong việc thực hiện đúng và đồng bộ chiến lược kinh doanh.

Tóm lại: Những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu tập thể CBCNV Ngân hàng hoạt động kinh doanh tín dụng đã đạt được hiệu quả cao, chất lượng tín dụng cũng được tăng lên một cách đáng kể. Đó là thành tích to lớn trong công tác tín dụng trong năm 2002 của NHNo Kim Thành.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng NHNo PTNT huyện kim thành thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w