Tình hình cho vay, thu nợ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AGRIBANK – chi nhánh Nam Sà

Một phần của tài liệu nâng cao tín dụng ngắn hạn cho khcn tại ngân hàng AGRIBANK nam sài gòn (Trang 29 - 37)

AGRIBANK – chi nhánh Nam Sài

2.2.4.1Tình hình cho vay, thu nợ đối

Tình hình nguồn vốn huy động

Tình hình huy động vốn của Ngân hàng AGRIBANK qua các năm được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011/2012So sánh 2012/2013So sánh

Tiền gửi dân cư 1,701,971 1,916,495 1,183,498 12.6% -38.2% Tiền gửi các TCKT,

XH 628,147 595,869 617,656 -5.1% 3.7%

Tiền gửi khác 404,540 440,356 369,077 8.9% -16.2%

Tổng nguồn huy

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo chi nhánh AGRIBANK)

Nguồn tiền gửi tại AGRIBANK là nguồn huy động chính. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng lượng tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2012 tăng 214,524 triệu đồng tương ứng 12.6% so với năm 2011 và tại thời điểm 2013 lượng tiền gửi dân cư giảm 38.2% so với năm 2012 tương ứng 732,997 triệu đồng. Năm 2012 là năm có rất nhiều khó khăn và tác động kinh tế gây gia tăng áp lực cạnh tranh về chi phí huy động của Ngân hàng nhưng với các chương trình dự thưởng, lãi suất ưu đãi đã hấp dẫn được một khối lượng lớn tiền gửi dân cư. Bên cạnh đó các nguồn tiền gửi khác cũng đang dần được tăng đáng kể qua các năm đã góp phần cải thiện cơ cấu huy động vốn trên thị trường. Với khả năng điều chỉnh nguồn huy động vốn trên thị trường AGRIBANK đã tạo ra một cơ cấu huy động vốn ổn định và hợp lý cho quá trình hoạt động của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động vốn giai đoạn 2011- 2013

Qua biểu đồ trên ta thấy được tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng NN&PTNo - Chi nhánh Nam Sài Gòn đang có chiều hướng tốt. Năm 2012 tổng nguồn huy động vốn tăng 218,061.8 triệu đồng tương ứng với 7.97% so với năm 2011 và đến năm 2013 con số huy động vốn này đã giảm xuống 26.5% tương ứng với 782.488,61 triệu đồng. Tại năm 2012 con số huy động vốn được tăng lên do khả năng điều chỉnh cũng như các chính sách ưu đãi về lãi suất và các chương trình khuyến khích tiền gửi điều nay cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng cao nên nguồn vốn nhàn rỗi cũng tăng theo cùng với sự ủng hộ của người dân cho phép AGRIBANK được khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Nhưng đến năm 2013 con số huy động tiền gửi đã bị giảm xuống gần một phần tư so với năm 2012 do tình hình lạm phát càng tăng cao, các ảnh hưởng về giá cả khiến cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn cùng với việc lãi suất tiền gửi giảm khiến cho người dân có xu hướng giữ tiền hoặc đầu tư hơn là gửi Ngân hàng vì vậy làm cho tổng huy động vốn năm 2013 giảm khiến cho AGRIBANK gặp không ít khó khăn trong việc điều tiết hoạt động kinh doanh.

Tình hình sử dụng vốn vay

Từ năm 2011 đến năm 2013 dư nợ tín dụng tại chi nhánh Nam Sài Gòn được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau, dưới đây là thể hiện các dư nợ theo từng loại cụ thể được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng theo thời hạn giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: Triệu đồng Dư nợ 2011 2012 2013 2011/2012So sánh 2012/2013So sánh Ngắn hạn 2,354,311 2,233,549 1,477,476 -5.13% -33.85% Trung- Dài hạn 1,852,763 1,732,398 1,006,931 -6.50% -41.88% Tổng dư nợ 4,207,074 3,965,947 2,484,407 -5.73% -37.36% ( Nguồn: Tổng hợp báo cáo chi nhánh AGRIBANK)

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2011- 2013 tại AGRIBANK- CN NSG

Cơ cấu dư nợ tại AGRIBANK được thể hiện cụ thể như sau: Tổng dư nợ năm 2011 là 1,852,763 triệu đồng đến năm 2012 con số này giảm không đáng kể chỉ 6.5% nhưng đến năm 2013 tổng dư nợ được cải thiện vượt bậc lên đến 2,484,407 triệu đồng tăng tương ứng với 43.41% so với năm 2012. Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn chính phủ tăng lãi suất vay làm cho tâm lý đi vay của người dân giảm xuống nhưng năm 2013 nhờ tình hình kinh tế được ổn định và nổ lực điều tiết của chính phủ đã giúp cho Ngân hàng có cơ hội để cải thiện dư nợ tín dụng trong toàn Chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ qua các năm tại AGRIBANK- CN Nam Sài Gòn

Biểu đồ 2.3 thể hiện rằng tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2011 tỷ trọng là 55.96% tương ứng với 2,354,311 triệu đồng.

Năm 2012 tuy số tiền cho vay ngắn hạn có giảm 5.13% nhưng so với tổng dư nợ cho vay thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng 0.36% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm 33.85% nhưng so với tổng dư nợ hiện có thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2012 là 3.15%. Với dư nợ chủ yếu là cho vay ngắn hạn cho thấy những khoản nợ ngắn hạn đã giúp giảm thiểu được rủi ro cho chi nhánh, thời gian thu hồi vốn nhanh trách được các rủi ro về tín dụng như: Lãi suất, tỷ giá…Giai đoạn 2012- 2013 các Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, việc thiếu hụt vốn cho vay là một vấn đề rất phổ biến trong ngành Ngân hàng. Vào thời điểm đó khi mà nhu cầu đời sống vật chất của người dân ngày càng tăng cao Ngân hàng đã nhận thấy được đây chính là thị trường mới cần khai thác và phát triển đồng thời việc đầu tư vào nhóm cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho nguồn vốn của Ngân hàng an toàn hơn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện giờ.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo loại khách hàng giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: Triệu đồng

dư nợ cho vay 2011 2012 2013 So sánh

2011/2012 So sánh So sánh 2012/2013 Khách hàng cá nhân 281,098 257,072 305,359 -8.55% 18.78% Khách hàng doanh nghiệp 2,073,213 1,976,477 1,172,117 -4.67% -40.70% Nợ xấu 39,008 31,612 29,568 -18.96% -6.47% Tổng dư nợ 2,354,311 2,233,549 1,477,476 -5.13% -33.85% ( Nguồn: Tổng hợp báo cáo chi nhánh AGRIBANK)

Qua vào bảng số liệu trên ta thấy rằng dư nợ tín dụng ngắn hạn cá nhân tại chi nhánh chiếm khoảng 12% trên tổng dư nợ theo loại khách hàng. Tỷ lệ này tăng dần qua các năm phản ánh được chi nhánh đã rất quan tâm chú trọng đến việc cho vay cá nhân ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đã tìm được hướng khắc phục và giải quyết các yếu tố trong việc xác định nguồn trả nợ, khả năng quản lý khoản vay, đơn giản hóa thủ tục cho vay linh hoạt nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu và mục đích đa dạng

của khách hàng như: Vay để sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng cần thiết, mua phương tiện đi lại, đi du học…, quan trọng hơn là Ngân hàng đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của người dân. Để có cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu nợ theo loại khách hàng thì nhìn vào biểu đồ 2.2 bên dưới ta sẽ được thấy rõ hơn

Biểu đồ 2.4 : So sánh dư nợ ngắn hạn của KHCN và KHDN qua các năm

Biểu đồ này đánh giá được tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh đang ổn định qua các năm. Năm 2012 dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là 257,072 triệu đồng chiếm 11.5% trong tổng dư nợ ngắn hạn theo loại khách hàng, tại thời điểm này Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề về cho vay cùng với biến động không ổn định của nền kinh tế nên dư nợ trong năm 2012 giảm 9% so với năm 2011. Điều này được lý giải do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế từ những năm cuối thập kỷ trước mà những năm vẫn còn tồn tại, lạm phát tăng và CPI vẫn nằm ở mức 2 con số làm cho nhu cầu chi tiêu hạn chế dẫn đến dư nợ cho vay cá nhân năm 2012 bị giảm. Đến năm 2013 dư nợ cá nhân đã được chuyển theo chiều hướng tốt hơn, dư nợ khách hàng cá nhân lên tới 257,072 triệu đồng tăng tương ứng với 19% so với năm 2012, điều này cho thấy Chi nhánh đã có kế hoạch và phương pháp phát triển đa dạng các loại sản phẩm cho vay làm tỷ lệ cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân được cải thiện và duy trì ổn định hơn qua các năm, giúp cho khách hàng cá nhân có điều kiện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của bản thân và cũng tạo cho Ngân hàng có thêm nguồn thu nhập từ các khoản lãi vay đưa ra một hướng kinh doanh mới có hiệu quả và tiềm năng phát triển cho Ngân hàng.

Bảng 2.4: Chỉ số đánh giá hiệu quả cho vay cá nhân ngắn hạn tại AGRIBANK

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh

2011/2012

So sánh 2012/2013

Doanh số thu nợ 65,728 117,287 114,038 78.4% -2.8% Vốn huy đông 2,734,658 2,952,719 2,170,231 8.0% -26,5%

Tỷ lệ thu nợ(lần) 0.37 1.26 0.70 236.1% -44.1%

Doanh số cho vay/

vốn huy động(%) 6.4% 3.2% 7.5%

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo chi nhánh AGRIBANK)

Tình hình cho vay diễn biến trong giai đoạn 2011 – 2013 theo chiều hướng không ổn định. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 175,648 triệu đồng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 93,261 triệu đồng giảm tương ứng với 46.5% so với năm 2011. Tại thời điểm 2013 thì doanh số cho vay đã được cải thiện tăng lên 74.05% tương ứng với 69,064 triệu đồng so với năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn việc Ngân hàng chỉ trông chờ vào khách hàng doanh nghiệp để tăng doanh thu trong khi các doanh nghiệp đang bị ứ đọng hàng hóa và ế ẩm là một điều không thể chính vì thế Ngân hàng đã chủ động quan tâm chú ý nhiều hơn đến khách hàng cá nhân để cải thiện tình hình tín dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng đã tiến hành nhiều chương trình quảng bá giới thiệu về các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân trong ngắn hạn để nâng cao hiểu quả tín dụng. Chính vì thế đã góp phần làm doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân được tăng lên lên đáng kể ở năm 2011 nhưng 2012 thì doanh số đã giảm đột ngột do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái khiến cho người dân không dám vay và hạn chế chi tiêu cá nhân. Đến năm 2013, khi nền kinh tế đang dần dần đi vào tình trạng ổn định thì doanh số cho vay đã dần được cải thiện tốt hơn nhiều.

Biểu đồ 2.5: Tình hình cho vay thu nợ tại AGRIBANK giai đoạn 2011 - 2013

Cùng với doanh số cho vay ta phải kể đến doanh số thu nợ. Doanh số cho vay tăng kéo theo nhiều thuận lợi cũng như rủi ro cho Ngân hàng tuy nhiên tại AGRIBANK – CN Nam Sài Gòn giai đoạn 2011 – 2013 tình hình thu nợ ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân ngày càng được cải thiện và tăng cao. Năm 2011 doanh số thu nợ là 65,728 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 117,287 triệu đồng tương ứng với 78.44% so với năm 2011, năm 2013 tuy tình hình thu nợ có giảm nhưng không đáng kể chỉ giảm 2.77% so với năm

2012. Với chính sách thắt chặc tiền tệ vấn đề lạm phát được chính phủ kiềm chế, nâng mức lãi suất lên cao, hạn chế dòng tiền ào ra ngoài... Ngân hàng đã năng động phối hợp với chính phủ để hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nợ xấu đã khiến cho Ngân hàng khó khăn hơn trong việc cho vay vì lãi suất cao, chính vì thế mà năm 2012 tỷ lệ cho vay bị giảm dáng kể. Tuy nhiên, năm 2013 tình hình cho vay trở nên dễ thở hơn khi lãi suất cho vay ngắn hạn giảm mạnh và kèm theo một số chính sách hổ trợ từ nhà nước thúc đẩy doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng trở lại. Điều này cho thấy khả năng thích ứng làm việc trong môi trường nhiều biến động của các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh có năng lực cũng như trách nhiệm đối với công tác thu hồi nợ được đánh giá rất cao. Việc Ngân hàng đi theo hướng đầu tư trong ngắn hạn tạo điều kiện cho các cá nhân có điều kiện phát triển bản thân, ổn định đời sống và nâng dần mức sống của người dân.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thu nợ ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân qua các năm

Nhìn vào biểu đồ 2.6 thể hiện rằng hệ số thu nợ ở năm 2012 rất cao 1.26 lần tăng gấp 2 lần so với năm 2011. Hệ số này cao cho thấy Ngân hàng có khả năng thu nợ tốt, giảm nguy cơ nợ xấu cũng như các rủi ro trong kinh doanh tại AGRIBANK. Việc thu hồi vốn cao ở năm 2012 lên tới 1.26 lần gấp 2 lần so với năm 2011 là một tín hiệu tốt tuy nhiên nếu tồn tại chỉ số này ở mức quá cao thì Ngân hàng sẽ không khai thác được hết lợi nhuận vì vậy Ngân hàng đã tiếp tục tăng cho vay ngắn hạn cá nhân điều này lý giải tại sao tỷ lệ thu nợ năm 2013 lại giảm xuống 44.14% tương ứng với 0.7 lần so với năm 2012. Hệ số thu nợ năm 2012 tăng gấp 3 lần so với năm 2011 đó là khi Ngân hàng muốn giảm thiểu tối đa rủi ro khi tình hình kinh tế không ổn định nưng tỷ lệ thu nợ cao khiến các khoản vay bị tồn động tại Ngân hàng không sinh được lợi nhuận trong khi các cá nhân có nhu cầu vay thì lại hạn chê. Đến năm 2013 nhờ những chuyển biến tích cực của nền kinh tế cũng như các biện pháp phối hợp thực hiện việc đa dạng hóa các san phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh đã giúp cho khách hàng trở nên thuận lợi hơn trong việc vay vốn.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ sử dụng vốn huy động cho vào vay ngắn hạn khách hàng cá nhân qua các năm tại AGRIBANK

Qua biểu đồ 2.7 trên cho ta thấy doanh số cho vay càng cao thì việc sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay nhiều và hiệu quả. Nhìn chung hệ số trong giai đoạn năm 2011 đến 2013 thay đổi không ổn định. Năm 2010 tỷ lệ này là 6.42% đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 3.16% do Ngân hàng đã thu hồi các khoản vay để giảm thiểu rủi ro trong nền kinh tế thị trường đang biến đổi phức tạp và nhiều bất trắc nhưng khi thị trường Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tốt hơn thì AGRIBANK đã tiếp tục chỉ đạo phát triển các sản phẩm tín dụng ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân để tăng doanh số cho vay khai thác nguồn vốn huy động được tốt hơn điều này lý giải tại sao tỷ lệ doanh số cho vay trên nguồn vốn huy đông lại lấy lại được đà phát triển tăng lên 7.48% gấp 2 lần so với năm 2012. Việc tăng nguồn vốn huy động đã tạo điều kiện cho các sản phẩm cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân ngày càng nhiều và phổ biến. Khi cho vay ngày càng tăng thì nguồn lợi nhuận của Ngân hàng sẽ càng được cải thiện nhiều hơn điều đó cũng chứng minh được khả năng sử dụng vốn huy động linh hoạt và tạo ra hiệu quả nhất định khi chuyển hướng phát triển đối với loại hình sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân.

2.2.4.2Tình hình nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân

Trong quá trình kinh doanh thì việc nợ xấu tồn tại là điều hiển nhiên nhưng cách quản lý và điều chỉnh sao cho con số nợ xấu không gây hại ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh ở mỗi Ngân hàng là được. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng AGRIBANK được thể hiện như sau:

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu ngắn hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 2012 - 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Một phần của tài liệu nâng cao tín dụng ngắn hạn cho khcn tại ngân hàng AGRIBANK nam sài gòn (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w