Quy trình chụp PET/CT chẩn đoán ung thư thanh quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá bướcđầu vai trò của PET-CT trong theo dõi ung thư thanh quản sau phẫuthuật (Trang 36 - 38)

2.2.4.1. DCPX và thiết bị máy PET/CT

- Chất phóng xạ: 18FDG (2- fluoro-2-deoxy-D-glucose) dạng dung dịch, thời gian bán hủy 109,7 phút, được trung tâm cyclotron Bệnh viện trung ương Quân đội 108 cung cấp.

- Thiết bị:

+ Hệ thống máy PET/CT và phần mềm xử lý kết quả. + Máy đo hoạt độ phóng xạ Positron

+ Các thiết bị an toàn bức xạ

2.2.4.2. Quy trình chụp PET/CT

- Chuẩn bị bệnh nhân:

+ BN được hướng dẫn kỹ, giải thích về mục đích của chụp PET/CT trong chẩn đoán, các bước của quy trình chụp PET/CT. Bệnh nhân được yêu cầu viết cam kết tự nguyện sử dụng kỹ thuật PET/CT.

+ BN nhịn ăn sáng trước 4-6 giờ.

+ Bn được khám lâm sàng (tiền sử, bệnh sử), đo chiều cao, cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp và kiểm tra đường huyết trước khi tiêm 18FDG. Việc kiểm tra đường máu rất quan trọng cho chất lượng hình ảnh PET/CT thu được. Nếu đường máu cao (lớn hơn 150mg/dl, tương đương 8,3 mmol/l) thì hình ảnh thu được thiếu chính xác và gây nhiễu, không phản ánh đúng mức độ hấp thu FDG ở tổn thương. Do đó, cần khống chế để nồng độ glucose máu nhỏ hơn 8,3 mmol/l trước khi ghi hình ít nhất 6h bằng các thuốc hạ đường máu thông thường, dùng đường uống hay đường tĩnh mạch như Glucophage, Diamicron hay Insulin...

+ Nhân viên y tế hướng dẫn BN cởi bỏ trang sức và các vật dụng trên cơ thể.

+ BN nằm trong buồng cách ly, lập đường truyền tĩnh mạch sẵn sàng bằng dung dịch NaCL 0,9% chuẩn bị cho việc tiêm thuốc được chuẩn xác (tránh hiện tượng tiêm thuốc phóng xạ không đúng đường truyền tĩnh mạch). Nếu BN đau nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc an thần cho người bệnh trong lúc chụp.

+ Tiêm thuốc phóng xạ cho bệnh nhân 18FDG cho bệnh nhân.

+ Sau tiêm thuốc phóng xạ BN nằm nghỉ ngơi yên tĩnh trong buồng cách ly, uống nhiều nước (không có đường). Thời gian từ lúc tiêm đến lúc chụp là 45-60 phút, đảm bảo để thuốc phóng xạ tập trung cao ở khối u.

+ Bn được hướng dẫn đi tiểu trước khi chụp.

+ Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, tư thế nghỉ, tránh co cứng cơ, không vận động hoặc nói chuyện.

+ Tiến hành chụp PET/CT ( thời gian 20-30 phút)

+ Xử lý hình ảnh và nhận định kết quả: Kết quả được phân tích, đánh giá và nhận định bởi các Bác sỹ chuyên ngành y học hạt nhân dựa trên khảo sát hình ảnh CT, hình ảnh PET và hình ảnh lồng ghép PET/CT về tính chất hấp thu, phân bố FDG thông qua việc đo kích thước và thể tích tổn thương, đo tỷ trọng và chỉ số hấp thu phóng xạ chuẩn SUV, xác định các tổn thương di căn, tái phát trên hệ thống phần mềm True D:

+ Xác định vị trí, cơ quan tổn thương: Đo kích thước tổn thương, mức độ xâm lấn, mức hấp thu FDG.

+ Đánh giá mức độ di căn hạch, tái phát.

- Sau khi chụp bệnh nhân được hẹn lấy kết quả. Kèm theo nhân viên y tế dặn bệnh nhân uống nhiều nước để tăng mức độ đào thải phóng xạ, không hạn chế vận động. Tránh tiếp xúc với người nhà trong 3 giờ, trẻ em và phụ nữ có thai.

2.2.5. Phương tiện nghiên cứu

- Bệnh án nghiên cứu, phim chụp PET/CT.

- Bộ dụng cụ nội soi Tai Mũi Họng có màn hình và chụp ảnh. - Tổ hợp máy PET/CT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá bướcđầu vai trò của PET-CT trong theo dõi ung thư thanh quản sau phẫuthuật (Trang 36 - 38)