Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá bướcđầu vai trò của PET-CT trong theo dõi ung thư thanh quản sau phẫuthuật (Trang 33 - 35)

2.2.1.1. Nghiên cứu hồi cứu

- Tập hợp hồ sơ bệnh án lưu trữ, thu thập số liệu cần nghiên cứu điền vào bệnh án mẫu, gửi thư mời bệnh nhân đến khám lại. Khi khám thấy dấu hiệu nghi ngờ di căn hoặc tái phát chỉ định cho bệnh nhân chụp PET/CT theo dõi sự tái phát và di căn.

2.2.1.2. Nghiên cứu tiến cứu

Thăm khám trước phẫu thuật.

- Hỏi bệnh:

+ Xác định thời điểm xuất hiện các rối loạn chức năng (khàn tiếng, khó thở, đau họng ... ), tính chất, diễn biến của các rối loạn chức năng.

+ Tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: hút thuốc, uống rượu... + Tiền sử bệnh tật: các bệnh mạn tính, bệnh toàn thân...

định hình thái đại thể của tổn thương, độ di động của dây thanh, sụn phễu. Khám hạch cổ, vùng phần mềm trước thanh quản...

- Thăm khám bằng soi thanh quản trực tiếp (panendoscopy): đánh giá chính xác tổn thương đại thể ở cả 3 tầng thanh quản, và sinh thiết để chẩn đoán giải phẫu bệnh.

- Các thăm khám cận lâm sàng phối hợp:

+ Chụp CLVT thanh quản: giúp đánh giá mức độ xâm lấn xung quanh của khối u mà lâm sàng không đánh giá được, đánh giá sự lan tràn hạch của ung thư.

+ Siêu âm vùng cổ để xác định hạch cổ nhỏ không phát hiện thấy trên lâm sàng.

- Các xét nghiệm khác như: chụp XQ phổi thẳng, thăm khám chức năng hô hấp, tim mạch, các xét nghiệm cơ bản...

Các thăm khám trên nhằm mục đích đánh giá: - Mức độ tổn thương, độ xâm lấn của khối u. - Tình trạng niêm mạc xung quanh khối u. - Mức độ di động của dây thanh, sụn phễu.

- Xác định giai đoạn của bệnh thông qua việc phân loại TNM (theo AJCC 2010).

Canthiệp phẫu thuật

Tất cả các bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu được phẫu thuật cắt bán phần thanh quản hoặc cắt thanh quản toàn phần.

Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật

- Tràn khí. - Khó thở. - Nhiễm trùng.

Theo dõi phục hồi chức năng thanh quản

- Ngày bắt đầu tập ăn bằng miệng. - Ngày rút sonde dạ dày.

- Ngày rút canule. - Ngày xuất viện.

- Đánh giá giọng nói. (phỏng vấn trực tiếp)

Theo dõi di chứng sau phẫu thuật

- Di chứng: nuốt sặc kéo dài, không rút được sonde ăn, không rút được canule.

- Đánh giá tình trạng thanh môn.

Theo dõi về mặt bệnh học

- Gửi thư mời bệnh nhân khám lại theo hẹn.

- Chỉ định chụp PET/CT để phát hiện tái phát hoặc di căn sớm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá bướcđầu vai trò của PET-CT trong theo dõi ung thư thanh quản sau phẫuthuật (Trang 33 - 35)