Huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và holter nhịp tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 25 - 27)

1.3.2.1. Huyết áp

Huyết áp là áp suất của máu trong động mạch. Có hai nguyên nhân tạo nên huyết áp: sức co bóp của tim tạo nên một lực đẩy máu đi gọi là huyết áp tâm thu (HATT) hay huyết áp tối đa và sức cản của thành mạch đƣợc ghi ở thời tâm trƣơng gọi là huyết áp tâm trƣơng (HATTr) hay huyết áp tối thiểu. Ở ngƣời Việt Nam trung bình huyết áp tâm thu là 110 mmHg, có thể giao động từ 90 - 120 mmHg vẫn là bình thƣờng. Huyết áp tâm trƣơng trung bình là 70 mmHg (60–90mmHg).

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến HA nhƣ lực co bóp của tim, tần số tim, yếu tố mạch, yếu tố máu và các yếu tố khác nhƣ thay đổi theo tƣ thế, theo vị trí [18], [32], [78].

1.3.2.2. Phân độ tăng huyết áp

Dựa vào phân độ tăng HA của WHO/ISH (2003) và khuyến cáo của hội Tim mạch Việt Nam (2008) [18], [78].

Theo ADA 2009, tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ là ≥130/80 [36].

Bảng 1.5. Bảng phân độ tăng Huyết áp theo WHO/ISH 2003

Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)

HA tối ƣu < 120 < 80 HA bình thƣờng < 130 < 85 HA bình thƣờng cao 130 - 139 85 - 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 - 159 90 - 99 THA độ 2 (trung bình) 160 - 179 100 - 109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110

THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 THA tâm trƣơng đơn độc < 140 ≥ 90

1.3.2.3. Thay đổi huyết áp tư thế ở người bình thường

Sự luân chuyển của máu trong lòng mạch không những chịu tác dụng của lực thu tâm thất và sức cản ngoại vi mà còn chịu tác dụng của trọng lực. Nhƣng cơ thể có một cơ chế điều hoà ổn định huyết áp nên ngay sau đó huyết áp đƣợc nâng lên [43], [62].

Ở tƣ thế đứng từ 400-800 ml máu đƣợc dồn về vùng thấp của cơ thể làm giảm 20% lƣu lƣợng máu tĩnh mạch về tim, nhƣng ở ngƣời bình thƣờng khi lƣu lƣợng tim giảm kích thích phản xạ áp lực hành tuỷ làm huyết áp vẫn giữ đƣợc nhƣ cũ nhờ co mạch ngoại biên, tƣ thế đứng làm tăng tiết Renin và tăng Angiotensin II. Angiotensin II đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế tăng huyết áp, có tác dụng co mạch rất mạnh và tác dụng tăng tiết Aldosteron, ngoài ra còn có tác dụng co cơ trơn, tiết Catecholamine, tăng dẫn truyền ở hạch giao cảm, tăng giải phóng Noradrenalin ở đoạn cuối thần kinh giao cảm ngoại biên, làm tiết Vasopressin, ức chế tiết Renin, hormon chống lợi niệu (ADH), ADH do thuỳ sau tuyến yên sản xuất cũng có vai trò trong việc điều hoà huyết áp động mạch [43].

1.3.2.4. Hạ huyết áp tư thế đứng

Là sự giảm HATT tối thiểu 20mmHg và hoặc HATTr 10mmHg trong vòng 3 phút khi đo ở tƣ thế đứng. Nếu mạn tính, sự giảm Huyết áp có thể do sự giảm hệ thần kinh tự động đơn thuần, suy giảm đa hệ thống và một số trƣờng hợp không có hệ thần kinh tự động. Những bệnh nhân này không chỉ có giảm huyết áp tƣ thế đứng mà tăng huyết áp trầm trọng trong tƣ thế nằm ngửa trong đêm [18], [43], [59], [62], [64].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và holter nhịp tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 25 - 27)