Nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NA RỲ BẮC KẠN (Trang 45 - 47)

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

+ Do phương pháp phân loại tín dụng. Phương pháp phân loại tín dụng mà chi

nhánh hiện nay đang áp dụng, phương pháp phân loại theo thời gian, không bao quát được tất cả các món vay có rủi ro dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro còn thiếu.

+ Thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm còn gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa

xác định đúng giá trị thị trường của tài sản bảo đảm, công tác bảo quản chưa đúng, hợp lý; giấy tờ mang tính hợp pháp liên quan đến nhiều ban ngành…do đó khi khoản nợ của khách hàng thành khoản nợ khó đòi thì việc xử lý tiến hành chậm. Cụ thể khi Ngân hàng buộc phải phát mại tài sản thì không thu hồi đủ vốn được cho vay.

+ Việc đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Đối với nợ gốc, một mặt do chưa phân loại được các món vay để có kế hoạch thu

hồi nợ. Mặt khác do nguồn thu nợ thứ hai từ việc phát mại tài sản bảo đảm gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lợi dụng sự quen biết nên một số cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện cho khách hàng được xoá nợ tuy nhiên đây chỉ là món vay nhỏ. Đối với vấn đề lãi, thì mặc dù ngày trả lãi được quy định có thể trước nhưng hiện tượng trả lãi chậm vẫn xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân do Ngân hàng không thường xuyên nhắc nhở cũng như chưa áp dụng biện pháp mạnh.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Do hạn chế khả năng hiểu biết. Biểu hiện thông qua kiến thức về sản xuất

kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trình độ văn hoá thấp, còn có tình trạng mù chữ của bà con nông dân nên việc tiếp thu, học hỏi những cái mới còn khó khăn. Mặt khác ngành nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, dịch bệnh.

+ Tính trung thực của báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp khi đưa ra các báo

cáo tài chính không chính xác, đó là những con số giả mạo nhằm che đậy những vấn đề thực tế đang diễn ra tại cơ sở kinh doanh của mình. Từ những báo cáo này nếu như

cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào nó để đánh giá khách hàng thì công tác phân tích khả năng trả nợ sẽ không đúng.

+ Khả năng kinh doanh và năng lực điều hành quản lý. Là nhân tố ảnh hưởng

trực tiếp tới thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp với năng lực quản lý điều hành kém, quyết định thực hiện với chi phí thiết lập dự án cao, vốn tự có thấp …dẫn đến khả năng trả nợ thấp. Ngoài ra, công tác quản lý nguồn nhân lực không hiệu quả đã ảnh hưởng tới năng suất lao động, khả năng cạnh tranh trên thị trường nên khó có thể đứng vững, hoạt động kinh doanh kém, nguy cơ đóng cửa.

+ Do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Điều này đã ăn sâu vào đời

sống nhân dân nên khi vay vốn họ rút bằng tiền mặt, dẫn đến việc kiểm tra tài chính, sử dụng vốn vay, thu lãi, thu nợ không thuận tiện cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.

Ngoài ra, khi thẩm định các phương án, dự án vay vốn, ngân hàng áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với khách hàng. Chính yếu tố này làm phát sinh các trường hợp rủi ro mà nguồn gốc là khách hàng, có thể thiếu vốn đầu tư và phải cân đối vốn để trả nợ trước hạn so với dự tính ban đầu.

- Nguyên nhân khác

+ Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế- xã hội. Định hướng của từng xã,

từng vùng chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác thẩm định và quyết định cho vay. Xét về mặt tài chính thì đạt nhưng xét về mặt xã hội thì không được, có thể tại khu vực doanh nghiệp thiếu sản phẩm đó nhưng trên bình diện chung thì thừa và ngược lại. Ngoài ra, những quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định sẽ làm dự án ngừng hoạt động.

+ Do sự thay đổi chính sách của chính phủ, nhà nước. Điều này tác động ngay

tới hoạt động của ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Sự thay đổi này tạo ra môi trường kinh doanh không ổn định, đôi khi để theo kịp có thể khiến cho doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhỏ, tác động tuy không lớn lắm nhưng với doanh nghiệp làm ăn lớn thì chắc chắn suy yếu về tài chính là xảy ra.

+ Tính sẵn có và đầy đủ của thông tin. Hệ thống thông tin kinh tế, giá cả, thị

trường nói chung và thông tin nói riêng đều ở tình trạng phân tán, kém hiệu quả, quy mô nhỏ, không đầy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác. Do vậy chưa thể đáp ứng theo yêu cầu của ngân hàng. Việc phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với chính quyền địa phương trong

công tác xây dựng dự án cũng như cung cấp thông tin để đánh giá khách hàng chưa tốt. Chính vì vậy, hiện tượng cho vay không hiệu quả xảy ra không nhỏ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NA RỲ BẮC KẠN (Trang 45 - 47)