Chỉ số nguy cơ của TC đối với GNM
4.2.3. Giảm HDL.C:
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân giảm HDL.C có 30 bệnh nhân chiếm 29,2 % . Trong nghiên cứu của chúng tôi đặc biệt khi so sánh nồng độ HDL-C giữa 2 nhóm bệnh nhân nghiện rượu và không nghiện rượu chúng tôi thấy: HDL-C ở nhóm bệnh nhân nghiện rượu là 1,67 0,68 mmol/l , cao hơn có ý nghĩa thống kê so với HDL-C trung bình của nhóm không nghiện rượu là 1,21 0,68 mmol/l ( p 0.01).
* HDL-C:
ở nam: Chỉ có 34.55 % bệnh nhân có HDL-C thấp , số có HDL-C cao chiếm tỷ lệ 65.45 % ( p 0.01).
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê do nhóm bệnh nhân nữ trong cùng lô nghiên cứu có đến 68.63 % bệnh nhân có HDL-C thấp và số bệnh nhân có HDL-C cao chỉ chiếm 31.37% . Điều này cũng khá phù hợp vì lứa tuổi mà chúng tôi nghiên cứu khá lớn , số phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh nhiều, lượng estrogen thiếu hụt. Tác động của estrogen làm tăng độ thanh thải LDL-C và làm gia tăng tổng hợp HDL-C .
* Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ HDL-C trung bình của bệnh nhân là 1.24 0.04 , kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của các tác giả sau:
Nghiên cứu của Wakabayashi I. và Wakayashi R.K. [65], nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tuổi lên mối liên quan giữa uống rượu và các yếu tố nguy cơ XVĐM ở 12.386 công nhân nam tuổi từ 20-69 thấy: BMI và đường máu không bị ảnh hưởng có ý nghĩa ở bất kỳ lứa tuổi nào ; HDL-C , TG, HA thì cao hơn ở tất cả các lứa tuổi của những người nghiện rượu. LDL-C và chỉ số XVĐM thấp hơn có ý nghĩa ở những người không nghiện rượu. Mặt khác , nghiên cứu này cũng chỉ ra: HDL-C trung bình cao hơn và tỷ lệ XVĐM thấp hơn có ý nghĩa ngay cả ở những người uống rượu ít hoặc không uống rượu.
Camargo CA. và cộng sự [24] nghiên cứu tác động của uống rượu điều độ 30gam / ngày lên lipoprotein A1 và A2 thấy uống rượu làm tăng HDL-C .
Kiechl S. và cộng sự [43] trong một nghiên cứu khác thấy uống rượu thường xuyên liên quan với sự thay đổi các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm tăng HDL-C , apoA1, HA tâm thu và tâm trương.
Trong nghiên cứu của Ricardi R. [52] thấy: ở những người nghiện rượu có GNM kèm theo thì LDL-C trung bình cao hơn ở những người xơ gan .
Theo phân loại rối loạn lipid máu của De Gennes thì nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm tăng lipid hỗn hợp.
Theo phân loại rối loạn lipid máu của hiệp hội tim mạch châu Âu thì nghiên cứu này cũng thuộc nhóm tăng TG và TC.
Tóm lại: Rối loạn lipid máu của nghiên cứu này ưu thế vẫn là tăng TG
và tăng LDL-C, tăng TC không đáng kể .