VIÊM XOANG

Một phần của tài liệu Diện chẩn Điều khiển liệu pháp kết hợp đông tây y (Trang 74 - 76)

1. BỆNH HỆ HÔ HẤP

1.3. VIÊM XOANG

Xoang là những mảnh xƣơng vùng mặt đƣợc cấu tạo không đặc mà đầy lỗ hang, có các dây thần kinh và đặc biệt là máu ra vào rất nhiều. Xoang bị viêm khi nhiễm trùng hoặc máu ứ lại và hoại tử trong nó. DC-ĐKLP điều trị bệnh này rất tốt vì ngoài tính kháng viêm còn tính khai thông tuần hoàn huyết ở đây.

Có hai loại xoang: xoang cạn (xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàn trƣớc) và xoang sâu (xoang sàn sau, xoang bƣớm), tổng cộng có 5 xoang. Ngoài ra trên thực tế ta thấy thỉnh thoảng có bệnh nhân bị viêm cả xƣơng sóng mũi, tuy nhiên đây không đƣợc coi là xoang. Trên thực tế ngƣời ta hay dùng từ VIÊM XOANG MŨI. Khi viêm hai xoang trở lên thì gọi là viêm đa xoang. Đa số bệnh nhân bị viêm đa xoang.

1) Điều trị viêm xoang mãn: Hàn chứng thì day có dầu bộ Tiêu viêm khử ứ, 300, bộ vị

phóng chiếu các vùng xoang. Nhiệt chứng: day bộ huyệt nêu trên không có dầu, lăn đinh hay lăn gai các vùng xoang.

2) Điều trị viêm xoang cấp: Khi viêm xoang mãn thỉnh thoảng xoang bị viêm cấp thì bệnh

nhân có sốt. Cần chẩn đoán hàn nhiệt để dùng kỹ thuật thích hợp. Hàn chứng thì cần hơ nóng và xoa dầu theo phác đồ nêu trên 3 lần mỗi huyệt và vị trí các xoang; khi hết sốt thì ngƣng hơ và

điều trị tiếp theo viêm mãn do hàn. Nhiệt chứng thì đây là có nhiễm trùng, dùng nƣớc đá áp

nhanh. Sau khi bệnh nhân hết sốt thì ta lại điều trị theo cách trị viêm xoang mãn. Không nên hơ hay áp lạnh thêm, có thể gây hậu quả không tốt cho bệnh nhân sau này.

LƢU Ý: trong xoang đang bị viêm thƣờng có mủ, các lỗ thoát ra không nhiều và rất nhỏ, khi

dùng ngải cứu hơ, mủ có thể bị cô đặc lại và khô cứng, không thể thoát ra cũng nhƣ rất khó tiêu đi. Tuy cách hơ có hiệu quả cao trong các bệnh do hàn, nhƣng lại không an toàn trong viêm xoang. Do đó, bạn nào đã từng chữa viêm xoang hẳn đã có lúc thất bại mà không biết do đâu. Vì bệnh nhân thƣờng biến mất sau vài lần điều trị!!!

KIÊNG CỮ: kiêng tuyệt đối các thức ăn uống sau: các thức từ tủ lạnh, các thức chua, gà, mắm,

nếp.

Một phần của tài liệu Diện chẩn Điều khiển liệu pháp kết hợp đông tây y (Trang 74 - 76)